Tâm Lý Học - Chương 4 - Bài 2: Nhận thức lí tính

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Tư duy


    1.1 Khái niệm chung về tư duy

    a. Định nghĩa tư duy
    Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà con người chưa biết, chưa hiểu. Song, để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó, phải vạch ra bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng. Quá trình đó gọi là tư duy.
    Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
    Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Khác với cảm giác và tri giác, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính.
    b. Bản chất xã hội của tư duy
    Cũng như mọi hiện tượng tâm lí khác, tư duy của con người mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của tư duy được thể hiện ở những mặt sau đây:
    • Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích luỹ được, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó.
    • Tư duy sử dụng vốn từ ngữ do các thế hộ trước sáng tạo ra với tư cách là phương tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
    • Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội, nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết, nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại.
    • Bề rộng của sự khái quát, chiều sâu của việc phát hiện ra bản chất các sự vật, hiện tượng được quy định không chí bởi những khả năng của cá nhân, mà còn bởi kết quả hoạt động nhận thức mà loài người đã đạt được và trí tuệ của nhiều người. Hay nói cách khác, tư duy mang tính tập thể.
    Như vậy, tư duy của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân người dó, nhưng nội dung và tính chất của tư duy được quy định bởi trình dộ nhận thức chung, tồn tại trong một giai đoạn phát triển xã hội lúc đó. Tư duy là sản phẩm của sự phát triển xã hội — lịch sử.
    c. Đặc điểm của tư duy
    Thuộc mức độ nhận thức cao-nhận thức lí tính, tư duy có những đặc điểm mới về chất so với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau:
    *Tính “có vấn đề” của tư duy
    Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chi xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống “có vấn đề". Tức là những tình huống chứa đựng một mục đích, một vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ, tuy còn cần thiết song không đủ sức giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề mới đó, để đạt được mục đích mới đó, con người phải tìm cách thức giải quyết mới, tức là con người phải tư duy.
    Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề kích thích con người tư duy. Song vấn dề chỉ trớ thành tình huống “có vấn dề” khi con người nhận thức được (ý thức được) tình huống có vấn đề, nhận thức được mâu thuẫn chứa dựng trong vấn đề, chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và phải có những tri thức cần thiết liên quan tới vấn đề. Chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện.
    Do vậy, trong dạy học cũng như trong công tác giáo dục cần phải dưa học sinh vào “hoàn cảnh có vấn đề” và hướng dẫn các cm tự giải quyết vấn đề thì mới phát huy dược tính tích cực nhận thức của các cm.
    * Tính gián tiếp của tư duy
    Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng bằng giác quan của mình, trên cơ sở đó có hình ảnh cảm tính về sự vật, hiện tượng. Đến mức độ tư duy, con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp.
    Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ đê tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật, khái niệm...) vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát...) đê nhận thức được cái bên trong, bán chất của sự vật, hiện tượng.
    Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện là: Trong quá trình tư duy, con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy môc...) dê nhận thức những dối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
    Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh dược cà quá khứ và tương lai.
    * Tính trừu tượng vù khái quát của tư duy
    Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chí giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật và hiện tượng. Trên cơ sờ dó mà khái quát những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác, tư duy mang tính trừu tượng và khái quát. Ví dụ, khi nghĩ tói “cái ghế” là cái ghế nói chung chứ không chỉ một cái ghế cụ thể (to hay nhỏ, bằng gỗ hay song mây...).
    Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại, mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai. Nhừ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, phương pháp giải quyết tương tự.
    * Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn
    Sở dĩ tư duy mang tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát vì nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có ngón ngữ thì quá trình tư duy ở con người không thể diễn ra được, đồng thời các sán phẩm cùa tư duy (những khái niệm, phán đoán...) cũng không dược chủ thể và người khác tiếp nhận.
    Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện bicu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hoá kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chù thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy (với những sản phẩm của nó) thì ngôn ngữ chi là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chí là phương tiện của tư duy.
    * Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tỉnh
    Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn (phân ánh cái bản chất bên trong, mối quan hệ có tính quy luật), nhưng tư duy phải dựa vào nhận thức cám tính. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức câm tính mà nảy sinh “tình huống có vấn đề”. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.
    S.L. Rubinshtejn - nhà tâm lí học Xô viết đã khẳng định: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ dựa cho tư duy.
    Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng cảm giác cùa con người tinh vi, nhạy bén hơn; làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa. Chính vì lẽ dó, Ph. Ảngghen cho rằng: “Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa.
    Từ những đặc điểm trên đây của tư duy, ta có thể rút ra những kết luận cần thiết trong cồng tác giảng dạy và giáo dục của người giáo viên như sau:
    • Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh. Bới lẽ, không có khả năng tư duy, học sinh không học tập và rèn luyện dược.
    • Muốn kích thích học sinh tư duy thì phải đưa các em vào “tình huống có vấn đề” và tổ chức cho học sinh độc lập, sáng tạo giải quyết “tình huống có vấn đề”.
    • Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, nếu không tư duy thì không thực sự tiếp thu, lại không vận dụng được những tri thức dó.
    • Việc phát triển tư duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ. Bơi lẽ có nắm vững ngôn ngữ thì học sinh mới có phương tiện đế tư duy có hiệu quả. Đây là nhiệm vụ chung của các nhà giáo dục.
    • Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học sinh. Bởi thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra dược.
    1.2 Các giai đoạn của quá trình tư duy

    Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó này sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn.
    Từ khi chủ thể gặp “tình huống có vấn đề”, nhận thức được vấn đề (nhiệm vụ cần giải quyết) đến khi giải quyết được vấn dề là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn (khâu). Đó là các giai đoạn sau:
    a. Xác định vấn đề và biểu dạt vấn đề
    Tinh huống là một điều kiện quan trọng của tư duy, song bán thân nó không làm nảy sinh tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống (lúc dó, tình huống trờ thành “có vấn đề”, tức là con người xác định dược nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó.
    Tình huống có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái dã có với cái chưa có...). Đó là mặt khách quan của tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, tình huống có vấn đề mang tính chủ quan rõ rệt. Cùng một hoàn cánh (tình huống) như nhau, trước người này có thể nảy sinh vấn dề khi họ nhìn thấy mâu thuẫn nào dó, còn ơ người khác vấn đề lại không được nảy sinh, đicu này phụ thuộc vào kiến thức và nhu cầu của cá nhân. Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, càng dể dàng nhìn ra một cách đầy đủ mâu thuẫn, tức là càng xác định rõ những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Có thể nói, tình huống có vấn đề là sự sát nhập giữa yếu tố khách quan và yếu tố chù quan. Chính vấn đc cần giải quyết dược xác dinh này quyết định toàn bộ các khâu sau dó của quá trình tư duy, quyết định chiến lược tư duy. Đây là giai doạn đầu ticn, rất quan trọng của quá trình tư duy.
    b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm
    Khi đã xác định được nhiệm vụ cần giải quyết, chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm lịch quan đến vấn đề cần giải quyết đó, nghĩa là xuất hiện các liên tướng. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm có liên quan phụ thuộc vào nhiệm vụ đã xác định (đúng hướng hay lạc hướng là do nhiệm vụ xác định chính xác hay không).
    c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
    Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa khu biệt nên cần dược sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Ví dụ: Sau khi đọc đề bài thi, xác định được nhiệm vụ cần giải quyết, thoạt đầu học sinh liên tường đến những phần, những chương hoặc những bài có liên quan dến đề bài. Sau đó, các em gạn lọc dần, khu biệt những tri thức trong từng bài, từng chương đã học có liên quan trực tiếp đến vấn đề phải giải quyết.
    Trên cơ sở sàng lọc đó mà hình thành giả thuyết, tức là một phương án, dự kiến cách giải quyết có thê có dối với nhiệm vụ tư duy. Chính sự đa dạng và độ biến dạng rộng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau, trong các hệ thống liên hệ, quan hệ khác nhau, tìm ra được con đường giải quyết nhiệm vụ đúng đắn và tiết kiệm nhất.
    d. Kiểm tra giá thuyết
    Sự đa dạng của các giả thuyết không phải là mục đích tự thân nên phải kiểm tra xem giả thuyết nào tương ứng với điều kiện và vấn đề đặt ra. Kết quả của sự kiếm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hoá giả thuyết đã nêu. Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại dược bắt đầu từ đầu.
    Trong quá trình kiểm tra giá thuyết, có thể ta lại nhìn nhận cũng nhiệm vụ đó nhưng trong một hệ thống quan hệ, liên hệ khác và do dó có thể phát hiện ra nhiệm vụ mới còn chưa được giải quyết.
    e. Giải quyết nhiệm vụ
    Đây là khâu cuối cùng của một quá trình tư duy. Khi giả thuyết đã dược kicm tra và khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi dến câu trả lời cho vấn đề dược đặt ra. Cũng có khi, sau khi giải quyết vấn đề này, lại dặt ra một vấn đề mà chủ thể có nhu cầu giải quyết. Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.
    Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Có ba nguyên nhân thường gặp là:
    • Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ).
    • Chủ thể đưa thêm vào bài toán một điều kiện thừa.
    • Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.
    Nhà tâm lí học K.K. Platonov đã tóm tắt các giai đoạn của một quá trình tư duy bằng sơ đồ dưới đây.

    01.png

    Đây chính là lỏgíc cùa tư duy. Số lượng các giai đoạn có thể không cần đẩy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân thủ theo sơ đổ trên.

    1.3 Các thao tác tư duy


    Tính giai đoạn của quá trình tư duy chỉ phản ánh dược mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của tư duy, còn nội dung bên trong mỗi giai đoạn của quá trình tư duy lại là một quá trình phức tạp, diễn ra trên cơ sở của những thao tác tư duy đặc biệt (thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc).
    Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác tư duy trong đầu mình hay không. Do vậy, các nhà tâm lí học còn gọi các thao tác tư duy là những quy luật bên trong (quy luật nội tại) của tư duy.
    a. Phân tích - tổng hợp
    Phân tích là quá trình dùng trí óc đê phân tích đối tượng nhận thức thành những “bộ phận”, những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng đổ nhận thức dối tượng sâu sắc hơn.
    Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những “bộ phận”, những thuộc tính, những thành phần đã được phân tách nhờ phân tích thành một chỉnh thế. Phân tích và tổng hợp có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành sự thống nhất không tách rời được: phân tích là cơ sớ của tổng hợp (được tiến hành theo hướng tổng hợp), tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích.
    b. So sánh
    So sánh là quá trình dùng trí óc để xác dịnh sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng). Thao tác so sánh liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích — tổng hợp. Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng, so sánh là một con đường cơ bản để trẻ nhận thức thế giới, gọi tên dược sự vật, hiện tượng (bời những dấu hiệu đặc trưng, khác với các sự vật, hiện tượng khác).
    c. Trừu tượng hoá và khái quát hoá
    Trừu tượng hoá quá trình là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy.
    Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc dê bao quát nhiều dối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất định. Những thuộc tính chung này bao gồm hai loại: những thuộc tính giống nhau và những thuộc tính chung bản chất.
    Trừu tượng hoá và khái quát hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối và bổ sung cho nhau, giống như mối quan hộ giữa phân tích và tổng hợp nhưng ở mức dộ cao hơn.
    Trên đây là những thao tác tư duy cơ bán. Khi xem xét chúng trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý các điểm sau:
    • Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.
    • Trong thực tế, các thao tác tư duy đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên.
    • Tuỳ theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên.
    1.4 Các loại tư duy và vai trò của chúng

    Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau: Lịch sử hình thành và phát triển tư duy (chủng loại và cá thể), phương thức giải quyết vấn dề...
    a. Theo lịch sử hình thành và phát triển tư duy (chủng loại và cá thể)
    Theo phương diện này, tư duy được chia thành ba loại:
    • Tư duy trực quan - hành động: Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao tác tay chân cụ thể, nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trực quan. Loại tư duy này có ở cả người và một số dộng vật cao cấp. Ví dụ: Trẻ em làm toán bằng dùng tay di chuyên các vật thật (những cái bút chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
    • Tư duy trực quan - hình ảnh: Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ví dụ: Trẻ em làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các sự vật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
    • Tư duy trừu tượng (tư duy tử ngữ - logic): Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng khái niệm, các kết cấu logic, tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ: Học sinh làm toán bằng cách sử dụng các công thức toán học, thiết lập quan hệ logic những kiến thức đã biết giải quyết nhiệm vụ (bài toán), tất thảy đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện đắc lực.
    Các loại tư duy nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau. Trong đó, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh là hai loại tư duy có trước làm cơ sở cho tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - lỏgíc).
    b. Theo hình thúc biểu hiện và phuong thúc giải quyết nhiệm vụ (vân dê)
    Dưới góc độ này, tư duy của người trưởng thành có ba loại:
    • Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành dộng thực hành. Ví dụ: Tư duy của người sửa chữa xe máy khi gặp sự cố (không nổ chẳng hạn). Người thợ sửa xe có thể kiểm tra buzi hav chế hoà khí... để giải quyết sự cố.
    • Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: khi ta nghĩ xem từ trường học về nhà đi dường nào ngắn nhất.
    • Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. Ví dụ: sự tư duy của học sinh khi nghe giảng trên lớp, tư duy của thầy giáo khi soạn bài.
    Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy nào đó giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ: Người công nhân sử dụng tư duy thực hành là chính, dù trong quá trình làm việc họ vẫn phải sử dụng tư duy hình ảnh và tư duy lí luận; người nghệ sĩ thiên về tư duy hình ảnh, nhưng để xây dựng hình ảnh mới, họ sử dụng cả tư duy lí luận; nhà bác học thường sử dụng tư duy lí luận, song nhiều khi vẫn sử dụng tư duy hình ảnh... Như vậy, tính chất nghề nghiệp dã làm cho con người thiên về loại tư duy nào đó hơn so với các loại tư duy khác.
    c. Theo mút độ sáng tạo của tư duy
    Dưới góc độ này, tư duy của con người được chia thành hai loại: Tư duy algorithm và tư duy heuristic.
    Tư duy algorithm là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn với một khuôn mẫu nhất định.
    Loại tư duy này có cả ở người và máy môc (tư duy máy). Tuy nhiên, tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của máy (Robot). Bới vì, dù có thông minh đến mấy, tư duy cùa máy cũng do con ngưòi sáng tạo ta.
    Tư duy heuristic là loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ dộng linh hoạt, không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan dến khả năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người.
    Các loại tư duy trên có thể bổ sung cho nhau, giúp con người nhận thức sâu sắc và dúng đắn thế giới.

    2. Tưởng tượng


    2.1 Khái niệm chung về tưởng tượng

    a. Định nghĩa tưởng tượng
    Không phải bất kì tình huống có vấn đề nào, bất kì nhiệm vụ nào do thực tiễn đặt ra cũng giải quyết được bằng tư duy. Trong nhiều trường hợp, khi đứng trước một tình huống có vấn đề, con người không thể dùng tư duy để giải quyết vấn đề, mà phải sử dụng một quá trình nhận thức cao cấp khác - đó là tường tượng.
    Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hống cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hiên tượng đã có.
    b. Bản chất của tưởng tượng
    Phân tích bán chất của tướng tượng, ta thây:
    • Về nội dung phản ảnh, tưởng tượng phán ánh cái mơi - những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được hình dung tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.
    • Về phương thức phản ánh, khác với tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật thông qua sự vận hành của thao tác tư duy, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới - biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng dã biết nhờ các phương thức hành dộng: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hoá, loại suy (tương tự mô phỏng)...
    • Về phương diện kết quả phản ánh, sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biếu tượng của trí nhớ. Song khác với biểu tượng của trí nhớ (là hình ảnh của sự vât, hiện tượng trước dó đã tác động bộ não người), biểu tượng của tương tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn, do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở của biểu tượng trí nhớ.
    c. Đặc điểm của tưởng tượng
    Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống (hoàn cảnh) có vấn đề, tức là trước những dòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị cùa tưởng tượng chính là ở việc tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ diều kiện dể tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó cùa tư duy mà vẫn hình dung ra dược kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tường tượng (thiếu chuẩn xác, chặt chẽ).
    Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ánh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tướng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ; nó là biếu tượng của biểu tượng.
    Tưởng tượng liên hệ chặt chỗ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.
    d. Vai trò của tưởng tượng
    Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt dộng lao động và trong đời sống của con người. Cụ thể là:
    • Tưởng tượng cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt dộng bán năng của con vật chính là ở biểu tượng về kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung ra được kết quả cuối cùng của lao dộng trước khi bắt đầu lao dộng và quá trình di dốn kết quả dó.
    • Tưởng tượng là điều kiện của sáng tạo. Tưởng tượng cho phép con người vượt qua cái cũ, hình dung ra cái mới trong tương lai.
    • Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn háo mà con người mong đợi và vươn tới (lí tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.
    • Tưởng tượng có ảnh hương rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện tri thức mới, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, cũng như việc phát triển nhân cách nói chung cho học sinh.
    2.2. Các loại tưởng tượng

    Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng, người ta chia tưởng tượng thành: tương tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực, ước mơ và lí tưởng.
    a. Tưởng tượng tích cục và tưởng tượng tiêu cục
    Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
    • Tưởng tượng túi tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu.
    Ví dụ: Học sinh tưởng tượng ra được những dicu thầy (cô) giáo mô tả tròn lớp hoặc được trình bày trong sách giáo khoa.
    • Tưởng tượng sủng tạo là quá trình xây dựng hình ánh mới chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như kinh nghiệm xã hội. Tính chất mới mỏ, độc đáo và có giá trị là đặc điếm nổi bật của loại tướng tượng này. Đáy là mặt không thê thiếu dược của mọi hoạt động sáng tạo (trong nghiên cứu khoa học, hoạt động nghệ thuật....)
    • Tương tượng tiên cực là loại tường tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không dược thực hiện, tưởng tượng chí dể mà tướng tượng, dc thay thế cho hoạt động...
    • Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy rư có chú định, nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống. Người ta còn gọi loại tưởng tượng này là sự mơ mộng. Đây là một hiện tượng thường có ở con người. Song, nếu nó trờ thành chủ yếu thì lại là một sự lệch lạc của phát triển nhân cách.
    • Tưởng tượng tiêu cực có thê xảy ra không chú định. Điều này chù yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ờ tình trạng không hoạt dộng, ngủ chiêm bao, trong trạng thái xúc dộng hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
    b. Ước mơ và lí tưởng
    Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
    Ước mơ có điểm giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình tạo ra hình ảnh mới, nhưng khác vói tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó không hướng vào hoạt động thực tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi (thúc dẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào những khả năng thực tế) - còn gọi là mộng tưởng, hoài tưởng (có thổ làm cá nhân thất vọng, chán nản).
    Lí tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lí tưởng là một hình ảnh mẫu mực, chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong muốn. Nó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
    Rõ ràng tưởng tượng là một thành phần của nhân cách. Giáo dục, bồi dưỡng trí tường tượng cho học sinh không chí là nhiệm vụ của trí dục mà còn là nhiệm vụ chỉ đức dục nữa.

    2.3 Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng


    Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách cơ bản:
    • Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay một phần của sự vật): hình tượng người khổng lồ, người tí hon, Phật trăm mắt, trăm tay là những hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng cách này.
    • Nhấn mạnh một thuộc tính, một bộ phận nào đó của đối tượng: Đó là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào dó, một mối quan hệ nào đó của một vài sự vật, hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác. Một biến dạng của phương pháp này là sự cường điệu một sự vật, hiện tượng nào đó. Tranh biếm hoạ là một ví dụ về sự cường diệu.
    • Chắp ghép (kết dính): Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Ví dụ, hình ánh con rồng châu Á, hình ảnh nữ thần đầu người mình cá (nàng tiên cá)... Ở đây, các bộ phận hình thành hình ảnh mới không bị thay đổi, chế biến mà chỉ dược ghép lại với nhau một cách giản đơn nhưng phải tuân theo quy luật xác định.
    • Liên hợp: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau. Mặc dù cũng kết dính các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau, song trong hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này, các bộ phận dà bị cải biên, sắp xếp trong những tương quan mới. Cách tưởng tượng này là một sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt. Nó thường được sử dựng trong sáng tác văn học nghệ thuật và trong sáng chế kĩ thuật. Ví dụ: Xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp ô tô với tàu diện.
    • Điển hình hoá: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất mà những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong hình ảnh mới này. Phương pháp này dược dùng nhiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, trong điêu khắc... Yếu tố mấu chốt của phương pháp diển hình hoá là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
    • Loại suy (tương tự): Đây là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phòng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực.
    Từ buổi bình minh của loài người, tổ tiên ta đã sáng chế ra những công cụ lao dộng từ phép loại suy (tương tự) thao tác chỉ đôi bàn tay với những công cụ sẽ được sáng chế ra
    Ngày nay, ngành phỏng sinh học ra đời là một bước phát triển cao của phương pháp loại suy (tương tự) trong quá trình sáng chế, phát minh của khoa học, kĩ thuật.

    3. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng


    Tư duy và tưởng tượng đều thuộc nấc thang nhận thức lí tính. Do vậy, chúng có những điểm giống nhau, có những điểm khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.
    a. Những điểm giống nhau
    Tư duy và tường tượng đều náy sinh khi con người rơi vào “hoàn cảnh có vấn đề” mà bằng cảm giác, tri giác thuần tuý con người không giải quyết được.
    Về phương thức phan ánh, tư duy và tưởng tượng đều phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính khái quát qua lăng kính chủ quan của cá nhân. Trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, tư duy và tưởng tượng đều sử dụng ngôn ngữ và lấy tài liệu cảm tính làm cơ sở, chất liệu để giải quyết vấn đề dặt ra và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lí.
    Về kết quả phản ánh, cả tư duy và tướng tượng đều cho ta một cái mới, chưa hề có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Mặc dù những cái mới đó (khái niệm hoặc biểu tượng) đều dược xây dựng trên cơ sở của những cái đã có.
    b. Những điểm khác nhau
    Mặc dù chi nảy sinh khi gặp “tình huống (hoàn cảnh) có vấn đề” song tư duy thường xảy ra khi “tình huống có vấn đề” với những dữ kiện, tài liệu rõ ràng, sáng tỏ. Còn tướng tượng thường xảy ra khi “tình huống có vấn đề” với những dữ kiện, tài liệu không rõ ràng, thiếu sáng tổ (tức là tính bất định cùa hoàn cảnh quá lớn).
    Tuy duy và tưởng tượng đều phản ánh cái mới, cái chưa biết một cách gián tiếp, mang tính khái quát, song theo chiến lược khác nhau. Tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa biết bằng cách xây dựng nên những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng dã có. Tư duy vạch ra những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trên cơ sờ những khái niệm.
    Nếu kết quả của tư duy là những khái niệm, những phán đoán và suy lí về thế giới, thì kết quả của tưởng tượng là những biểu tượng về thế giới, những biểu tượng dó là cái mới, mang tính sáng tạo.
    c. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng
    Nằm trong nấc thang nhận thức lí tính, tư duy và tương tượng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn dề.
    Khi con người đứng trước một tình huống có vấn đề, thường có hai hệ thống phản ánh được diễn ra: một hệ thống dược diẻn ra trên cơ sở các hình ảnh, một hệ thống được diễn ra bởi hệ thống khái niệm. Hai hệ thống này thường diễn ra đồng thời. Bởi vì, hai hệ thống (hình ảnh và khái niệm) có liên quan chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, sự lựa chọn một phương thức hoạt dộng được thực hiện bằng những phán doán lôgíc gắn liền với những biểu tượng về một phương án hoạt động sẽ được thực hiện như thế nào.
    Như trên đã trình bày, tưởng tượng thường xảy ra khi tính bất định của hoàn cảnh quá lớn. Nghĩa là khi tinh huống, hoàn cảnh có vấn đề thiếu những thông tin rõ ràng, sáng tỏ, khó có thể dùng tư duy để giải quyết được. Như vậy, tướng tượng đã tìm ra dược lối thoát trong hoàn cành có vấn đề khi tư duy bế tắc; tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn cứ hình dung và đạt được kết quả cuối cùng. Ngược lại, nhờ có tư duy mà tường tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn; giảm bớt sự bất hợp lí, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu của quá trình tưởng tượng.