Tạo HDD BOOT nhanh và cực kỳ chuyên nghiệp

  1. Tác giả: LTTK CTV15
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Cần chuẩn bị những gì ?

    Hướng dẫn tạo khả năng boot cho ổ cứng di động (HDD BOOT)

    Lưu ý: Mình đã test trên ổ cứng di động và không bị mất dữ liệu, nhưng một số bạn thực hiện theo lại bị mất hết dữ liệu. Chính vì thế, tốt nhất là các bạn hãy copy hết dữ liệu quan trọng ra máy tính trước khi thực hiện nhé !
    Ngoài ra, hiện giờ cũng đã có nhiều Tool hỗ trợ tạo HDD Box rất chuyên nghiệp rồi, chính vì thế nếu như ổ cứng rời của bạn đang có dữ liệu và không thể áp dụng theo cách làm trong bài viết này thì hãy tham khảo bản Multiboot trong bài hướng dẫn này nhé, cách làm hoàn toàn tương tự như đối với USB thôi.​
    Bước 1: Chia phân vùng boot cho ổ cứng di động

    Bây giờ bạn hãy tạo ra một phân vùng khoảng 5 > 10GB để lưu trữ các file boot. Vì là chúng ta tạo dual boot UEFI – LAGACY nên bắt buộc bạn phải để phân vùng này ở định dạng FAT32 đấy nhé.
    Thực hiện: Bạn hãy mở phần mềm RMPrepUSB ra và thiết lập giống như trong hình dưới đây.
    1. Partition Size (MiB): Bạn nhập dung lượng mà bạn muốn làm phân vùng boot.
    2. Volume Lable: Nhập tên của phân vùng boot.
    3. Tích chọn FAT32 và Boot as HDD (C: 2PTNS)
    > Sau khi thiết lập xong thì bạn nhấn vào Prepare Drive.

    [​IMG]

    Lúc này phân vùng mà bạn vừa tạo ra đã được Set Active và đãcó khả năng boot .
    Tips: Nếu như ổ cứng di động của bạn có dung lượng lớn (>130GB) thì có thể nó sẽ không hiển thị trong giao diện phần mềm RMPrepUSB. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy nhấn Ctrl + Z nhé.​
    Bước 2: Giải nén file WIN_8_PE_64.ISO ra HDD

    Bước tiếp theo bạn hãy mở file WIN_8_PE_64.ISO bằng phần mềm UltraISO. Giờ để giải nén ra HDD thì bạn hãy nhấn vào Actions > chọn Extract như hình bên dưới.

    [​IMG]

    Tiếp tục chọn đến phân vùng boot của HDD và nhấn OK để đồng ý.

    [​IMG]

    Bước 3: Copy thư mục Apps vào trong phân vùng boot của ổ cứng

    Bây giờ bạn hãy giải nén file [Blogchiasekienthuc.com]Apps.rar ra, ta sẽ được một thư mục có tên là Apps. Bạn hãy copy thư mục này vào phân vùng boot của ổ cứng di động.
    Finish ! Bây giờ HDD BOOT của bạn đã có khả năng boot trên cả 2 chuẩn UEFI và Lagacy rồi đó. Đối với các máy tính chuẩn UEFI thì máy tính sẽ tự động boot thẳng vào Win 8 PêE. Khi đã vào được Win PêE thì bạn muốn làm gì cũng được, rất đầy đủ công cụ phục vụ cho việc cứu hộ máy tính của bạn. Ngoài ra, để có thêm nhiều phần mềm hữu ích chạy được trên nền Win PêE thì bạn hãy vào đây để tải nhé.

    Lời kết
    Okey ! quá đơn giản đúng không các bạn Như vậy là chỉ với 3 bước thôi là bạn đã tạo thành công một chiếc HDD BOOT để cứu hộ máy tính rồi đó. Trên blog còn có rất nhiều các bài hướng dẫn khác về cách tạo usb boot hay khác dành cho bạn, hãy chọn cho mình một cách phù hợp hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé.