Thuyết minh thể thơ Đường luật

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thuyết minh thể thơ Đường luật


    27.jpg
    • Mở bài:
    Có thể nói, nhìn vào dòng văn hóa dân tộc, các thể thơ Đường Luật đã ghi khắc một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong đời sống văn hóa và tinh thần con người Việt Nam. Từ một thể loại văn học ngoại lai, thơ Đường nhanh chóng được Việt hóa và biến thành thể loại chủ lực trong sáng tạo văn học của các nho sĩ.
    • Thân bài:
    Nguồn gốc thơ Đường Luật ở nước ta:

    Thơ Đường luật hay thơ luật Đường là thể cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (618 – 907), Trung Quốc. Bởi đạt được những thành tựu rực rỡ, vô tiền khoáng hậu cho nên về sau, người ta quen gọi các loại thơ có từ thời Đường là thơ Đường luật.
    Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) được xem là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ vă và đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt. Sau khi du nhập vào nước ta, thơ Đường không chỉ được yêu thích, chấp nhận mà còn được Việt hóa không ngừng, trở thành một dòng thơ Đường – Việt rất riêng, đóng góp vào kho tàng thi ca và văn hóa Việt Nam những giá trị quý giá không ai có thể phủ nhận được.

    Đặc điểm hình thức thơ Đường:

    Thơ Đường là một thể loại thơ vô cùng tinh xảo, có cấu trúc đạt đến hoàn thiện. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều nghiêm khắc sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục.
    Về hình thức:, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn. Biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
    Theo luật: của thơ Đường luật, một bài thơ phải đáp ứng được các yêu cầu về luật bằng trắc, niêm vận, cấu trúc và đôi xứng của bài thơ. Giá trị của bài thơ, ngoài ý tứ, được dựa chặt chẽ vào các quy định này.
    – Luật: Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý.Nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhât, thứ hai, thứ ba,… của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thê” thì rất khó, vì vậy người ta quy ước Nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
    + Đối âm (Luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2 – 4 – 6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dâu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
    + Đối ý: Nguyên tắc cô” định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải “đôi” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đôi” nhau. Đôi thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đôi chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động dối cảnh tĩnh… Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đôi nhau, các câu 5, 6 không đôi nhau thì bị gọi “thất đối”.
    – Niêm: Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau” (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giông nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì
    của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ớ những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là “thất niêm”.
    – Vần: Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi “thất vận”. Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.
    – Bố cục: Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm bôn phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. “Đề” gồm hai câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ hai gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. “Thực” gồm hai câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. “Luận” gồm hai câu tiếp theo nữa, bình luận hai câu thực. “Kết” là hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số bảy là câu “thúc” (hay “chuyển”) và câu cuối là “hợp”.
    Có nhiều thi gia đôi lúc không ‘răm rắp” tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài điếu của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê “tả cảnh” suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong năm chữ: “veo, teo, vèo, teo, bèo”, đã có đến hai chữ “teo” trùng nhau vôn là điều cấm kị trong một bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Đổ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì cụ thấy hai từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của cụ. Điều này cho thấy cụ là một nhà nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài “Thu điếu” xưa nay vẫn dược nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.
    Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ. Cuối cùng thơ cũ nhường thi đàn lại cho thơ mới thông trị đến ngày nay. Những nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945 đến nay vẫn còn dược mọi người nhắc đến như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư,…
    Nhìn chúng, thơ đường có tính hàm súc. Một bài thơ Đường luật thường rất ngắn gọn nhưng lại hàm súc với nguyên tắc “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chính vì nguyên tắc ấy, thơ Đường luật được quy định luật rất chặt chẽ. Mỗi câu, mỗi bài được có hạn định hết sức khắt khe.
    Thơ đường mang tính quy phạm (khuôn mâu). Đây cũng là một trong những đặc tính nổi bật của thơ ca trung đại, tính quy phạm chặt chẽ. Các quy định về niêm, luật, đối ,vần không thể không tuân thủ.
    Thơ Đường có tính đối xúng hài hòa, tao nhã, tạo nên nét đẹp riêng, không thể hòa lãn. Tính đối xứng ở thể thơ này thể hiện ở nhiều phương diện, với hai kiểu đối: tương phản hoặc tương hỗ. Sự đối xứng của thơ Đường luật chủ yếu thể hiện ở phương diện ý tứ và ngữ âm, ngữ pháp. Thơ đường cũng rất trọng ngôn ngữ, mang tính thẩm mĩ cao.

    Đặc điểm nội dung thơ Đường luật:

    Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Vì vậy các nhà thơ Đường gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực – mộng, động-tĩnh…Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét bản chất, một quy luật chân lí của đời sống.
    Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hình trong kết cấu, trong các tương quan, trong các ” nhãn tự”, người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó
    • Kết bài:
    Ngày nay, thể thơ Đường luật được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân, noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ xưa có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,… mà mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: thích dùng điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, bắt chước, sáo mòn,… để trở về với vẻ đẹp sinh động và sáng tạo của cội nguồn dân tộc Việt Nam.