Đề bài: Thuyết minh về cây lúa nước. Bài làm: Với mỗi người dân Việt Nam ta, cây lúa là một thứ đã gắn bó thân thiết từ bao đời nay, là một phần không thể thiếu của dân tộc. Chúng ta chắc đã được nghe đến nền văn minh lúa nước, dùng để chỉ sự phát triển của cây lúa đối với người nông dân nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Cây lúa đã trở thành không thể thiếu, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Trong những loại ngũ cốc dùng để làm lương thực cho con người, thì cây lúa là cây trồng quan trọng nhất. Có thể nói cây lúa là lương thực chính của đất nước Việt Nam ta, cùng nhiều nước Á Đông khác. Cũng như tên gọi của nó, cây lúa nước phải sống ở dưới nước, không có nước, thiếu nước lúa sẽ không thể sống và phát triển tốt được. Thông thường, thời gian cấy lúa sinh trưởng và phát triển khoảng một năm, khi đó chúng cao tới 1-2m. Lá lúa mỏng, hẹp và dài. Lúa có màu sắc khác nhau tùy từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển, lúa sẽ có màu vàng khi lúa chín. Lúa cũng có những hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa cong hay rủ xuống. Hạt lúa được gọi là hạt thóc, nhỏ, cứng, kích thước dày khoảng 2-3 milimet. Cây lúa khi còn non được gọi là mạ. Hạt lúa sau khi ngâm ủ, người nông dân sẽ gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày bừa kỹ để cây lúa non phát triển tốt. Một thời gian sau, người ta nhổ mạ cấy vào ruộng lúa chính. Chúng ta sẽ thu hoạch được hạt lúa chín vàng. Tiếp đến, hạt lúa sẽ được đem đi xát vỏ, thu được sản phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày, đó chính là hạt gạo. Hạt gạo chính là thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên khắp thế giới hiện nay. Không chỉ có hạt gạo, trấu thu được sau khi sát còn được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, hay dùng làm nguyên liệu để đốt hoặc thậm chí có thể trở thành ổ cho gia cầm trong mùa lạnh. Thân lúa cũng vậy, thân lúa sau khi đã tách hạt được gọi là rơm. Rơm phơi khô cũng được dùng làm chất đốt, hay làm ổ cho vật nuôi. Ngoài ra, lúa cũng có 2 loại là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ sau khi thu hoạch chính là cơm mà chúng ta ăn hàng ngày. Còn lúa nếp thì khác, lúa nếp dẻo hơn, thơm hơn, thường được dùng để thổi xôi, làm bánh chưng, bánh giày…có thể dùng làm thức quà ăn sáng, ăn trưa, hay phổ biến là dùng trong các ngày lễ, tết của người dân Việt Nam ta. Ngày nay, người dân Việt Nam ta cũng đã biết ứng dụng các phương pháp khoa học, cho ra đời rất nhiều giống lúa mới, khoảng hơn ba mươi loại khác nhau, và đều đã được công nhận là giống lúa quốc gia. Rất nhiều loại gạo được xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước. Chúng ta, những người con Việt Nam đã và đang sống trong nền văn minh lúa nước cần phải cố gắng hơn nữa, để đưa cây lúa nước Việt Nam vươn xa hơn ra tầm thế giới.