Tìm hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

    Bài làm:
    I. Tiểu dẫn:

    1. Về nàng Tiểu Thanh: SGK
    2.Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đọc tiểu Thanh kí
    Nguyễn Du đã đọc Tiểu Thanh truyện và xúc động về cuộc đời nàng nên viết bài thơ này.

    II. Đọc- hiểu văn bản:

    1. Hai câu đề:


    Cảm xúc đến sau khi đọc tập kí về Tiểu Thanh bên song cửa sổ
    – Tưởng tượng khu vườn bên Tây Hồ, nơi TT từng ở, nay đã thành bãi hoang
    – Người đẹp tài sắc TT nay không còn nữa
    - ND thương tiếc cho số phận của TT, buồn cho sự đổi dời của vạn vật trước thời gian
    - Sử 0dụng từ ngữ mang tính biểu trưng:
    – Tây Hồ hoa uyển => cảnh đẹp => người đẹp
    – Tẫn thành khư => thành bãi hoang => đã chết
    - Tiếng thở dài buồn bã của Ndu về sự đổi thay của cuộc đời và tiếng thổn thức của một tấm lòng nhân đạo trước số phận bất hạnh của một cô gái bên xứ người

    2. Hai câu thực:

    – Son phấn: sắc đẹp – bị chôn vùi
    – Văn chương: tài hoa – bị đốt cháy
    - Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; xót xa cho tài năng, cho những giá trị tinh thần bị hủy hoại

    3. Hai câu luận:

    – số phận đau thương của những kiếp người tài hoa bạc mệnh trong XH phong kiến trở thành mối hận, thành câu hỏi không có lời giải đáp
    – Ngẫm về phận mình lênh đênh, chìm nổi mà thấy mình giống TT vì thế mà tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền đều mắc nỗi oan khiên lạ lùng
    => Câu thơ là sự đồng cảm sâu sắc của Ndu xuất phát từ nỗi thương mình, thương người, từ lòng nhân ái cội rễ của dân tộc. Đồng thời cũng cho thấy sự bế tắc, đau khổ của Ndu trước cuộc đời
    => Tố cáo XH chà đạp lên thân phận người phụ nữ; lên án XH PK bất công với người có tài

    4. Hai câu kết:

    – Câu hỏi tu từ hướng về hậu thế: Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây? Câu hỏi như “một tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu).
    – Hỏi về tương lai nhưng lại nhằm nói lên sự cô độc của nhà thơ ngay ở thời hiện tại: Cuộc đời lúc bấy giờ thật khó kiếm tìm tri kỉ, tri âm.

    III. Tổng kết:

    1. Nội dung:

    Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

    2. Nghệ thuật

    – Hình ảnh thơ mang ý biểu trưng sâu sắc
    – Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí