Tìm hiểu truyện ngắn Số phận con người của Mikhain Sôlôkhốp

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm hiểu truyện ngắn Số phận con người của Mikhain Sôlôkhốp

    Bài làm:

    I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

    Mikhain Sôlôkhốp (1905 – 1984), là nhà văn Nga xuất sắc, sinh trưởng trong một gia đình nông dân ơ Rôxtôp.
    Ra dời ở sông Đông, gắn bó mật thiết với con người và cảnh vật sông Đông, nên tác phẩm cùa ông thấm đẫm hơi thở vùng sông Đông.
    Thời nội chiến (1918 – 1921), ông tham gia Cách mạng. Đến 1923, ông trở về thủ dô, làm đủ mọi nghề để kiếm sống và thực hiện ước mơ “viết văn”.
    Năm 1925 ông trở về quê và bắt tay viết “Sông Đông êm đềm”. Đây là bộ tiểu thuyết sừ thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân vùng sông Đông cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai câp quyết liệt trong những năm nội chiến. Sông Đông êm đềm là tác phấm tiêu biểu nhất của Sôlôkhốp.
    Thời kì chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945) ông xông pha trên các mặt trận với tư cách là phóng viên chiến trường để ghi lại hiện thực nóng bòng của nhân dân Liên Xô chống phát xít.
    Tác phẩm của ông thể hiện số phận của nhân dân, đất nước và số phận cá nhân. Văn ông có chất bi hùng, tính sử thi kết hợp với phân tích tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn.
    Sôlôkhốp tiêu biêu cho lớp trí thức mới trướng thành sau cách mạng. Ông được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động của Liên Xô. Năm 1965, Sôlôkhốp được trao giải Nobel về văn chương.
    Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, Truyện Sông Đông, Thảo nguyên xanh, Họ chiến đấu vì Tố quốc, Đất vỡ hoang,…

    2. Tác phẩm:

    * Hoàn cảnh sáng tác:

    Viết tháng 12/1956, là tác phẩm đầu tiên trong nền văn học Xô Viết mô tả hình tượng con người bất hạnh do chiến tranh. Sông Đông êm đềm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triến của nền vãn xuôi Xô Viết hiện đại.

    * Tóm tắt nội dung:

    Truyện kể về số phận của nhân vật An-drây Xôcôlốp. Anh từng tham gia cách mạng thời nội chiến, từng làm nhiều nghề để kiếm sống.
    An-drây Xôcôlốp có vợ và ba con. Khi chiến tranh thế giới thứ thứ nhất bùng nổ, anh tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Anh đã phải chịu nhiều tồn thất nặng nề: bản thân bị thương, vợ và hai con chết vì bom, con trai hi sinh đúng vào ngày chiến thắng khi tiến công vào Berlin.
    Khi cuộc chiến kết thúc, Xôcôlốp giải ngũ, không còn nơi nương tựa. Xôcôlốp tìm đến ở với bạn và làm lái xe chở hàng. Tại đây, Xôcôlốp gặp Vania – chú bé mồ côi cha mẹ vì phát xít, không biết quê hương, lang thang đói rách. Xôcôlốp nhận Vania làm con nuôi. Ở bên nhau, hai cha con Xôcôlốp sống thật hạnh phúc. Vania tìm thấy ở Xôcôlốp một chỗ dựa vững chắc, Xôcôlốp thấy trái tim mình êm dịu trở lại khi sống với Vania.
    Nhưng số phận vẫn không buông tha hai cha con họ. Xôcôlốp gặp rủi ro trong một chuyến chở hàng và bị tước bằng lái, vì thế bị mất việc. Hai bố con dắt nhau đi lang thang “khắp nẻo đường nước Nga” để kiếm sống. Cuộc sống nổi trôi, cơ cực nhưng ở họ vẫn có một niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống, vào sức mạnh làm thay đổi của con người.

    * Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

    Vấn đề số phận con người ở đây được đặt ra và lí giải thông qua cuộc đời của Xôcôlốp, một người lao động Nga bình thường. Trước chiến tranh anh là người lái xe bình thường. Trong chiến tranh anh là người lính bình thường và chiến tranh kết thúc, anh lại trở về với cuộc sống đời thường. Từ cuộc đời và số phận của Xôcôlốp, tác phẩm làm sáng lên vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường, dũng cảm, nhân ái, vị tha, đồng thời làm sống dậy sự thật về thời đại bi hùng của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
    Nhan đề tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sẳc của Sôlôkhốp: sự quan tâm đặc biệt, cảm thương, chia sẻ với khó khăn, nỗi đau của người dân Nga và nói lên khát vọng thầm kín mãnh liệt, niềm tin vào sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của họ.
    * Chủ đề:
    – Lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương chết chóc cho con người.
    – Ca ngợi ý chí kiên cường và lòng nhân hậu của nhân dân Nga.
    – Thể hiện niềm tin mãnh liệt của tác giả vào cuộc sống và con người.
    * Nhân vật trung tâm
    Nhân vật Xôcôlốp:
    – Là hình tượng con người nhỏ bé nhưng vĩ đại của nhân dân Nga trong và sau đại chiến.
    – Chịu nhiều đau thương mất mát nhưng có sức chịu đựng ghê gớm, cố gắng vươn lên không để số phận đánh gục nghị lực, ý chí kiên cường.
    – Có tâm hồn nhân hậu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Đó cũng là phẩm chất vững vàng, vẻ đẹp cao thượng của con người Nga.
    Nhân vật Vania:
    Em là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Chính Vania đã góp phần xoa dịu nỗi đau, củng cố niềm tin vào cuộc sống cho Xôcôlốp.

    * Nhận xét:

    Họ đều là nhũng thân phận côi cút, nhũng hạt cát nhỏ bé, mong manh trước con bão tố của chiến tranh.
    * Nghệ thuật
    – Nghệ thuật kể chuyện giản dị.
    – Xây dựng nhân vật giàu cá tính, sinh động.
    – Có tầm khái quát sử thi rộng lớn.
    * Giá trị tác phẩm:
    Giá trị hiện thực: số phận nghiệt ngã của con người do chiến tranh gây ra.
    Giá trị nhân đạo:
    – Tố cáo chiến tranh đế quốc.
    – Niềm thưorng cảm, trân trọng con người.
    – Là một tác phẩm nhìn thẳng vào hi sinh, mất mát của con người trong chiến tranh nhưng tràn đầy niềm tin và dũng khí, nghị lực và tình yêu thương đối với con người bất hạnh.