Biểu hiện của tính dân tộc qua đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. (trích Việt Bắc – Tố Hữu) Bài làm: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm: Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sức hấp dẫn của thơ ông chính là niềm say mê lí tưởng cách mang và tính dân tộc đậm đà. Bài thơ việt Băc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống pháp. Bài thơ ra đời tháng 10 năm 1954, nhân sự kiện có tính chất lịch sử: Trung ương Đảng, chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Bài thơ là khúc hát ân tình, thủy chung giữa nhân dân, đất nước với cách mạng, Đảng và Bác Hồ. Nội dung đó được thể hiện bằng hình thức cũng đậm và tính dân tộc. Phân tích và chứng minh: * Giải thích: – Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng – thẩm mĩ độc đáo của sáng tác, thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn hóa của dân tộc, Tính dân tộc. – Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở hai mặt nội dung và hình thức nghệ thật. + Nội dung: Đề cập đến những vấn đề tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của dân tộc, cách giải quyết vấn đề đó trên cơ sở vì quyền lợi dân tộc. + Hình thức: Sử dụng ngôn ngữ dân tộc, kế thừa và phát huy có tính sáng tạo truy thống văn học dân tộc. * Biểu hiện của tính dân tộc qua đoạn thơ: Nội dung: + Đoạn thơ là một bộ tranh tứ bình dệt bằng ánh sáng của hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc thời kháng chiến: Thiên Nhiên bốn mùa rực rỡ, tươi sáng đủ sắc màu, con người chủ yếu được gợi tả qua các dáng điệu lao ộng cần mẫn, chịu thương chịu khó và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, đằm thắm dầu tình nghĩa thủy chung. + Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi đẹp, tình yêu cuộc sống và con người Việt Bắc. Đó chính là biểu hiện của tình cảm yêu nước và yêu cách mạng. Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát là thể thơ truyền tống của dân tộc. Thể thơ này được tác giả sử dụng sáng tạo trong việc ngắt nhịp, gieo vầng và lien kết giữa các dòng thơ. + Kết cấu: Đoạn thơ được tổ chức theo kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Đó là lời đáp của người ra đi (Cán bộ kháng chiến) với người ở lại (đồng bào Việt Bắc). Tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng “ ta – mình” tryền thống, vừa hiện đại: nét truyền thống gợi không khí ca dao tiếng hát giao duyên cho tình cảm cách mạng gần gũi, thân thiết và chân thành, nét hiện đại và sự uyển chuyển, đã nghĩa, sự biến hóa linh hoạt sáng tạo. + Ngôn ngữ thuần Việt, bình dị, trong sáng mà giàu sức gợi cảm, nhuần nhị và tinh tế. Điệp ngữ thuần Việt, bình dị, trong sáng mà giàu sức gợi cảm, nhuần nhị và tinh tế. Điệp từ nhớ lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như một sự lối dài của dòng hoài niệm không dứt. Các phép tu từ hoán dụ, ẩn dụ, đảo ngữ,… được sử dụng linh hoạt. + Nhạc điệu trong bài thơ đậm chất trữ tình, mang tính dân tộc. * Đánh giá: Việt Bắc là một bài thơ hay ở đó tác giả đã thể hiện sự tài hoa của mình trên nhiều phương diện của nghệ thuật sáng tạo. Thành công trong đoạn thơ trên đã thể hiện được tính dân tộc đậm đà mà vẫn màu sắc hiện đại, đó là sự hài hòa trong một điệu tâm hồn lớn – tâm hồn cách mạng.