Tình liên tục trong Hàm số và cách chứng minh

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    A.ÔN TẬP LÝ THUYẾT:
    1.Hàm số liên tục tại một điểm: $y = f(x)$ liên tục tại $x_0 \iff \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = f({x_0})$
    - Để xét tính liên tục của hàm số $y = f(x)$ tại điểm $x_0$ ta thực hiện các bước:
    Bước 1: Tính $f(x_0)$.

    Bước 2:
    Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$ (trong nhiều trường hợp ta cần tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x)$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x)$)

    Bước 3:
    So sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$ với $f(x_0)$ và rút ra kết luận.

    Bước 4:
    Kết luận.

    2.Hàm số liên tục trên một khoảng:
    $y = f(x)$ liên tục tại mọi điểm thuộc khoảng đó.

    3.Hàm số liên tục trên một đoạn $[a; b]$
    : $y = f(x)$ liên tục trên $(a; b)$ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a),\,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ - }} f(x) = f(b)$.

    4.Hàm số đa thức liên tục trên $\mathbb{R}$
    .
    Hàm số phân thức, các hàm số lượng giác liên tục trên từng khoảng xác định của chúng.

    5.Giả sử $y = f(x),\,\, y = g(x)$ liên tục tại điểm $x_0$.

    Khi đó:
    - Các hàm số $y = f(x) + g(x),\,\, y = f(x) – g(x),\,\, y = f(x).g(x)$ liên tục tại $x_0$.
    - Hàm số $y = \frac{{f(x)}}{{g(x)}}$ liên tục tại $x_0$ nếu $g(x_0) \ne 0$.

    6.Nếu $y = f(x)$ liên tục trên $[a; b]$ và $f(a). f(b)< 0$ thì tồn tại ít nhất một số $c \in (a; b):\,\, f(c) = 0$.

    Nói cách khác: Nếu $y = f(x)$ liên tục trên $[a; b]$ và $f(a). f(b)< 0$ thì phương trình $f(x) = 0$ có ít nhất một nghiệm $c\in (a; b)$.
    Mở rộng: Nếu $y = f(x)$ liên tục trên [a; b]. Đặt $m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x)$, $M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {a;b} \right]} f(x)$. Khi đó với mọi $T \in (m; M)$ luôn tồn tại ít nhất một số $c \in (a; b)$: $f(c) = T$.

    B.CÁC DẠNG TOÁN:

    Vấn đề 1: Hàm số liên tục tại một điểm:

    Dạng 1:
    $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    h(x,m) & \text{nếu}\,\,x \ne {x_0}\\
    g(x,m) & \text{nếu}\,\,x = {x_0}
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\text{tại}\,\,x = {x_0}$

    Phương pháp:

    Bước 1: Tính $f(x_0)$.
    Bước 2: Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$.
    Bước 3: So sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$ với $f(x_0)$ và rút ra kết luận.
    Bước 4: Kết luận.

    Ví dụ 1:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 3& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = - 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x - 2}} = - 3$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = f(1) = - 3$ nên hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$
    Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$

    Ví dụ 2:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}}& &\text{nếu}\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x - 2}} = - 3$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) \ne f(1)$ nên hàm số $f(x)$ gián đoạn tại ${x_0} = 1$
    Vậy: Hàm số $f(x)$ gián đoạn tại ${x_0} = 1$

    Ví dụ 3:
    Tìm m để hàm số liên tục tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 3mx - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = - 3m.1 - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x - 2}} = - 3$
    Để hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1 \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = f(1) \Leftrightarrow - 3m - 1 = - 3 \Leftrightarrow m = - \frac{2}{3}$
    Vậy: Giá trị $m$ cần tìm là $m = -3$

    Bài tập vận dụng:

    Bài tập 1:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x + 3}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = - 1$
    b) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {x + 3} - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    \frac{1}{4}& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    c) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2} - {x^3}}}{{{x^2} - 3x + 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\,\,\,\,\,\,\\
    1& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 2$
    d) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt[3]{{x + 1}} - 1}}{x}& &\text{nếu}\,x \ne 0\,\,\,\,\,\,\\
    \frac{1}{3}& &\text{nếu}\,\,x = 0
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 0$

    Bài tập 2:
    Tìm $m$, $n$ để hàm số liên tục tại điểm được chỉ ra:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\\
    3x + m& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    b) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    m& &\text{nếu}\,\,x = 0\\
    \frac{{{x^2} - x - 6}}{{x(x - 3)}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 0,x \ne 3\\
    n& &\text{nếu}\,\,x = 3
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 0\,\,\text{và}\,\,x = 3$
    c) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x - 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    m& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 2$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 2}}{{\sqrt {6 - x} - \sqrt[3]{{6 + x}}}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    m& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 2$

    Dạng 2: $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    h(x,m)& &\text{nếu}\,\,x \ge {x_0}\\
    g(x,m)& &\text{nếu}\,\,x < {x_0}
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\text{tại}\,\,x = {x_0}$ hoặc $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    h(x,m)& &\text{nếu}\,\,x > {x_0}\\
    g(x,m)& &\text{nếu}\,\,x \le {x_0}
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\text{tại}\,\,x = {x_0}$

    Phương pháp:

    Bước 1: Tính $f(x_0)$.
    Bước 2: Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)$.
    Bước 3: So sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)$ với $f(x_0)$ và rút ra kết luận.
    Bước 4: Kết luận.

    Ví dụ 1:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} - 3x + 2}}& &\text{nếu}\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    1& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x + 2}} = 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} 1 = 1$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1) = - 3$ nên hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$
    Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$

    Ví dụ 2:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}}& &\text{nếu}\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x + 2}} = 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} ( - 1) = - 1$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1) = - 3$ nên hàm số f(x) gián đoạn tại ${x_0} = 1$
    Vậy: Hàm số $f(x)$ gián đoạn tại ${x_0} = 1$

    Ví dụ 3:
    Tìm m để hàm số liên tục tại điểm được chỉ ra: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}}& &\text{nếu}\,\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 3mx - 1& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    $f(1) = - 3m.1 - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5x - 2}}{{x + 2}} = 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} ( - 3mx - 1) = - 3m – 1$
    Do hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1 \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1) \Leftrightarrow - 3m - 1 = 1 \Leftrightarrow m = - \frac{2}{3}$
    Vậy: Giá trị $m$ cần tìm là: $m = - \frac{2}{3}$

    Bài tập vận dụng:

    Bài tập 1:
    Xét tính liên tục của hàm số tại điểm được chỉ ra:
    a) $f(x)\, = \,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 5}}{{\sqrt {2x - 1} - 3}}& &\text{nếu}\,\,x > 5\\
    {(x - 5)^2} + 3& &\text{nếu}\,\,x \le \,\,5
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\text{tại}\,\,x = 5$
    b) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    1 - \cos x& &\text{nếu}\,\,x \le 0\,\,\,\,\,\,\\
    \sqrt {x + 1}& &\text{nếu}\,\,x > \,0
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 0$
    c) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 1}}{{\sqrt {2 - x} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{1 - \sqrt {2 - x} }}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - \frac{x}{2}& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^4} - 1}}{{{x^3} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{{x^2} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    g) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} - 1}}{{4 - \sqrt {{x^2} + 16} }}& &\text{nếu}\,\,x < 0\\
    1 - 2{x^2}& &\text{nếu}\,\,x \ge 0
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,x = 0$
    h) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt[3]{{3 - 2x}} - \sqrt {2 - x} }}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - \frac{x}{2}& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Bài tập 2:
    Tìm m để hàm số liên tục tại điểm được chỉ ra:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    {x^2}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    2mx - 3& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    b) $f(x)\, = \,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 5}}{{\sqrt {2x - 1} - 3}}& &\text{nếu}\,\,x > 5\\
    {(x - 5)^2} + 3m& &\text{nếu}\,\,x \le \,\,5
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,\text{tại}\,\,x = 5$
    c) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    1 - m\cos x& &\text{nếu}\,\,x \le 0\,\,\,\,\,\,\\
    \sqrt {x + 1}& &\text{nếu}\,\,x > \,0
    \end{array} \right.\text{tại}\,\,x = 0$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 1}}{{\sqrt {2 - x} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2mx + 1& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^4} - 1}}{{{x^3} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2(m - 1)x + 3& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{{x^2} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    m - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Vấn đề 2: Hàm số liên tục trên tập xác định của nó:
    Dạng 1: $f(x) = \begin{cases} & h(x,m) \text{ if } x \ne {x_0} \\ & g(x,m) \text{ if } x = {x_0} \end{cases}$

    Phương pháp:


    Bước 1:
    Tìm tập xác định của hàm số.

    Bước 2:
    Khi $x \ne {x_0}$. Kiểm tra tính liên tục của hàm số $f(x)$ tại $x \ne {x_0}$.

    Bước 3:
    Khi $x = {x_0}$.
    - Tính $f(x_0)$.
    - Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$.
    - So sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)$ với $f(x_0)$ và rút ra kết luận tại điểm $x_0$.

    Bước 4:
    Kết luận tính liên tục trên tập xác định của chúng.

    Ví dụ 1:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    3& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
    - Nếu $x \ne 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$ và $\left( {1; + \infty } \right)$
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = - 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = f(1) = 3$ nên hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$
    Suy ra hàm số f(x) liên tục tại ${x_0} = 1$
    - Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.

    Ví dụ 2:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
    - Nếu $x \ne 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$ và $\left( {1; + \infty } \right)$
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) \ne f(1)$ nên hàm số $f(x)$ không liên tục tại ${x_0} = 1$
    Suy ra hàm số $f(x)$ không liên tục tại ${x_0} = 1$
    - Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$ và $\left( {1; + \infty } \right)$ nhưng gián đoạn tại ${x_0} = 1$

    Ví dụ 3:
    Tìm $m$ để hàm số liên tục trên tập xác định của chúng:
    $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 3mx - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,\text{tại}\,\,x = 1$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
    - Nếu $x \ne 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$ và $\left( {1; + \infty } \right)$
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = - 3m - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{x - 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    Do hàm số $f(x)$ không liên tục tại ${x_0} = 1$ nên $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = f(1) \Leftrightarrow - 3m - 1 = 3 \Leftrightarrow m = - \frac{4}{3}$.
    - Vậy: Giá trị $m$ cần tìm là $m = - \frac{4}{3}$

    Bài tập vận dụng:

    Bài tập 1:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x + 3}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.\,\,$
    b) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{\sqrt {x + 3} - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\,\,\,\,\,\,\\
    \frac{1}{4}& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.$
    c) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2} - {x^3}}}{{x - 2}}& &\text{nếu}\,x \ne 2\,\,\,\,\,\,\\
    1& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.$
    d) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} + x + 2}}{{{x^3} + 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne - 1\\
    \frac{4}{3}& &\text{nếu}\,\,x = - 1
    \end{array} \right.$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 4}}{{x + 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne - 2\\
    - 4& &\text{nếu}\,\,x = - 2
    \end{array} \right.$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 2}}{{x - \sqrt 2 }}& &\text{nếu}\,\,x \ne \sqrt 2 \\
    2\sqrt 2& &\text{nếu}\,\,x = \sqrt 2
    \end{array} \right.$

    Bài tập 2:
    Tìm m để hàm số liên tục tại trên tập xác định của chúng:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\\
    3x + m& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.$
    b) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    m & & khi\,\,x = 0\\
    \frac{{{x^2} - x - 6}}{{x(x - 3)}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 0,x \ne 3\\
    n& &\text{nếu}\,\,x = 3
    \end{array} \right.$
    c) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x - 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    m& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - x - 2}}{{x - 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    m& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 1\\
    3x + m& &\text{nếu}\,\,x = 1
    \end{array} \right.$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} + x - 2}}{{x - 2}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    m& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.$

    Dạng 2:
    $f(x) = \begin{cases} & h(x,m) \text{ if } x \ge {x_0} \\ & g(x,m) \text{ if } x < {x_0} \end{cases}$
    hoặc $f(x) = \begin{cases} & h(x,m) \text{ if } x > {x_0} \\ & g(x,m) \text{ if } x \le {x_0} \end{cases}$

    Phương pháp:


    Bước 1:
    Tìm tập xác định của hàm số.

    Bước 2:
    Khi $x \ne {x_0}$. Kiểm tra tính liên tục của hàm số $f(x)$ trên các khoàng.

    Bước 3:
    Khi $x = {x_0}$.
    - Tính $f(x_0)$.
    - Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)$.
    - So sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)$, $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f(x)$ với $f(x_0)$ và rút ra kết luận tại điểm ${x_0}$.

    Bước 4:
    Kết luận tính liên tục trên tập xác định của chúng.

    Ví dụ 1:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    3& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$.
    - Nếu $x > 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( {1; + \infty } \right)$.
    - Nếu $x < 1$, thì hàm số $f(x) = 1$.
    Đây là hàm đa thức có tập xác định là $\mathbb{R}$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$.
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} 3 = 3$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1) = 3$ nên hàm số f(x) liên tục tại ${x_0} = 1$
    Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục tại ${x_0} = 1$
    - Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.

    Ví dụ 2:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 1& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
    - Nếu $x > 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên khoảng $\left( {1; + \infty } \right)$.
    - Nếu $x < 1$, thì hàm số $f(x) = 1$.
    Đây là hàm đa thứccó tập xác định là $\mathbb{R}$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$.
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} - 1 = - 1$
    Do: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1)$ nên hàm số $f(x)$ gián đoạn tại ${x_0} = 1$
    - Vậy: Hàm số $f(x)$ liên tục trên $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$ và gián đoạn tại ${x_0} = 1$.

    Ví dụ 3:
    Tìm $m$ để hàm số liên tục trên tập xác định của chúng: $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}}& &\text{nếu}\,x > 1\,\,\,\,\,\,\\
    - 3mx - 1& &\text{nếu}\,\,x \le 1
    \end{array} \right.$

    Hướng dẫn giải:

    - Tập xác định: $D = \mathbb{R}$
    - Nếu $x > 1$, thì hàm số $f(x) = \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{x - 1}}$.
    Đây là hàm phân thức hữu tỉ có tập xác định là $\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)$.
    Vậy nó liên tục trên khoảng $\left( {1; + \infty } \right)$.
    - Nếu $x < 1$, thì hàm số $f(x) = - 3mx - 1$.
    Đây là hàm đa thứccó tập xác định là $\mathbb{R}$.
    Vậy nó liên tục trên mỗi khoảng $\left( { - \infty ;1} \right)$.
    - Nếu $x = 1$
    $f(1) = - 3m - 1$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{2 - 7x + 5{x^2}}}{{{x^2} + x - 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {5x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} (5x - 2) = 3$
    $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} ( - 3mx - 1) = - 3m – 1$.
    Để hàm số $f(x)$ gián đoạn tại ${x_0} = 1$ khi $\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) = f(1) \Leftrightarrow m = - \frac{4}{3}$.
    - Vậy: Giá trị $m$ cần tìm là $m = - \frac{4}{3}$.

    Bài tập vận dụng:

    Bài tập 1:
    Xét tính liên tục của hàm số trên tập xác định của chúng:
    a) $f(x)\, = \,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 5}}{{{x^2} - 25}}& &\text{nếu}\,\,x > 5\\
    {(x - 5)^2} + \frac{1}{{10}}& &\text{nếu}\,x \le \,\,5
    \end{array} \right.\,\,\,\,$
    b) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    1 - \cos x& &\text{nếu}\,x \le 0\,\,\,\,\,\,\\
    \sqrt {x + 1}& &\text{nếu}\,\,x > \,0
    \end{array} \right.$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    1 - x& &\text{nếu}\,\,\,x \le \,3\\
    \frac{{{x^2} - 2x - 3}}{{2x - 6}}& &\text{nếu}\,\,\,\,\,x\, > \,3
    \end{array} \right.$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^4} - 1}}{{{x^3} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2x& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,$
    g) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    {x^2} - 3x + 4& &\text{nếu}\,\,x < 2\\
    5& &\text{nếu}\,\,x = 2\\
    2x + 1& &\text{nếu}\,\,x > 2
    \end{array} \right.$
    h) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{12 - 6x}}{{{x^2} - 7x + 10}}& &\text{nếu}\,\,x \ne 2\\
    2& &\text{nếu}\,\,x = 2
    \end{array} \right.$

    Bài tập 2:
    Tìm m để hàm số liên tục trên tập xác định của chúng:
    a) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    {x^2} & &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    2mx - 3 & &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.$
    b) $f(x)\, = \,\left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 5}}{{{x^2} - 25}}& &\text{nếu}\,\,x > 5\\
    {(x - 5)^2} + 3m& &\text{nếu}\,\,x \le \,\,5
    \end{array} \right.\,\,\,\,\,$
    c) $f(x)\,\, = \,\,\left\{ \begin{array}{l}
    1 - m\cos x& &\text{nếu}\,x \le 0\,\,\,\,\,\,\\
    \frac{{{x^3} + x}}{x} & &\text{nếu}\,\,x > \,0
    \end{array} \right.$
    d) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{x - 1}}{{{x^3} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2mx + 1& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,$
    e) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^4} - 1}}{{{x^3} - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    - 2(m - 1)x + 3& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,$
    f) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^3} - 3{x^2} + 3x - 1}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    m - 2x & &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.\,\,$
    g) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    2{m^2} + 1& &\text{nếu}\,\,x \le 1\\
    \frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}}& &\text{nếu}\,\,x > 1
    \end{array} \right.$
    h) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    {x^2} + x & & \text{nếu}\,\,x < 1\\
    2 & & \text{nếu}\,\,x = 1\\
    mx + 1 & & \text{nếu}\,\,x > 1
    \end{array} \right.$
    i) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    {x^2} & &\text{nếu}\,\,x < 1\\
    2mx - 3& &\text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.$
    j) $f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
    \frac{{{x^2} - 4x + 3}}{{x - 1}} & \text{nếu}\,\,x < 1\\
    mx + 2\quad \quad \quad & \text{nếu}\,\,x \ge 1
    \end{array} \right.$

    Vấn đề 3: Chứng minh phương trình có nghiệm:

    Ví dụ 1:
    Chứng minh phương trình $3{x^3} + 2x - 2 = 0$ có nghiệm trong khoảng $\left( {0;1} \right)$

    Hướng dẫn giải:

    - Xét hàm số $f(x) = 3{x^3} + 2x - 2$là hàm đa thức, liên tục trên R tức liên tục trên khoảng $\left( {0;1} \right)$.
    - Ta có: $f(0).f(1) = ( - 2).(3) = - 6 < 0$.
    - Do đó: $\exists c \in (0;1):\,f(c) = 0$, tức phương trình có nghiệm $c \in \left( {0;1} \right)$.

    Ví dụ 2:
    Chứng minh phương trình $2{x^3} - 6{x^2} + 5 = 0$ có ba nghiệm trong khoảng $\left( { - 1;3} \right)$.

    Hướng dẫn giải:

    - Xét hàm số $f(x) = 2{x^3} - 6{x^2} + 5$ liên tục trên R nên $f(x) = 2{x^3} - 6{x^2} + 5$ liên tục trên mọi đoạn.
    - Ta có: $f( - 1) = - 3 < 0$, $f(0) = 5 > 0$, $f(2) = - 3 < 0$, $f(3) = 5 > 0$. Suy ra phương trình có nghiệm trong mỗi khoảng $\left( { - 1;0} \right)$, $\left( {0;2} \right)$, $\left( {2;3} \right)$.
    - Vậy: Phương trìn có ba nghiệm trên khoảng $\left( { - 1;3} \right)$

    Ví dụ 3:
    Chứng minh rằng phương trình: $a{x^2} + bx + c = 0$ luôn có nghiệm $x \in \left[ {0;\frac{1}{3}} \right]$với $a \ne 0$ và $2a + 6b + 19c = 0$.

    Hướng dẫn giải:

    - Xét hàm số $f(x) = a{x^2} + bx + c$ liên tục trên $\mathbb{R}$.
    Ta có: $f(0) = c$, $f(\frac{1}{3}) = \frac{1}{9}(a + 3b + 9c)$
    Do đó: $f(0) + 18f(\frac{1}{3}) = 2a + 6b + 19c = 0$
    Như thế:
    - Nếu $f(0) = 0$ hay $f(\frac{1}{3}) = 0$ phương trình $f(x) = 0$ hiển nhiên có nghiệm thuộc $\left[ {0;\frac{1}{3}} \right]$.
    - Nếu $f(0) \ne 0$ và $f(\frac{1}{3}) \ne 0$ ta thấy $f(0)f(\frac{1}{3}) < 0$.
    Vậy: Phương trình $f(x) = 0$ có nghiệm trên $\left[ {0;\frac{1}{3}} \right]$.

    Ví dụ 4:
    Với mọi $a,\,b,\,c \in R$, chứng minh phương trình: $a(x - b)(x - c) + b(x - c)(x - a) + c(x - a)(x - b) = 0$ luôn luôn có nghiệm.

    Hướng dẫn giải:

    - Xét hàm số $f(x) = a(x - b)(x - c) + b(x - c)(x - a) + c(x - a)(x - b)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.
    $f(a) = a(a - b)(a - c)$, $f(b) = b(b - c)(b - a)$, $f(c) = c(c - a)(c - b)$
    Giả sử $a \le b \le c$ (tương tự các trường hợp sau)
    - Nếu $a = 0$ hoặc $b = 0$hoặc $c = 0$ ta có $f(0) = 0$ do đó $x = 0$ là một nghiệm của phương trình.
    - Nếu $b \ne 0$. Ít nhất có một trong hai trường hợp xảy ra:
    +Với $a \le b < 0 \Rightarrow f(a)f(b) = - ab{(a - b)^2}(a - c)(b - c) \le 0$
    Suy ra phương trình có nghiệm trên đoạn $\left[ {a;b} \right]$
    +Với $0 < b \le c \Rightarrow f(b)f(c) = - bc{(a - b)^2}(b - a)(b - c) \le 0$
    Suy ra phương trình có nghiệm trên đoạn $\left[ {b;c} \right]$.

    Ví dụ 5:
    Chứng minh rằng nếu $2a + 3b + 6b = 0$ thì phương trình ${\rm{ata}}{{\rm{n}}^{\rm{2}}}x + b\tan x + c = 0$ có ít nhất một nghiệm trong khoảng $\left( {k\pi ;\frac{\pi }{4} + k\pi } \right)$ với $k \in Z$

    Hướng dẫn giải:

    - Xét hàm số ${\rm{f(x) = ata}}{{\rm{n}}^{\rm{2}}}x + b\tan x + c$
    Đặt ${\rm{t = tanx, }}\,{{\rm{x}}_{\rm{0}}} \in \left( {k\pi ;\frac{\pi }{4} + k\pi } \right) \Rightarrow t \in \left( {0;1} \right)$. Khi đó ta có: ${\rm{f(t) = a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}} + bt + c$ có ít nhất một nghiệm ${{\rm{t}}_{\rm{0}}} \in {\rm{(0;1)}}$.
    - Nếu ${\rm{a}} \ne {\rm{0,}}\,\,{\rm{c}} \ne {\rm{0}}$. Ta có: ${\rm{f(0)f}}\left( {\frac{{\rm{2}}}{{\rm{3}}}} \right){\rm{ = c}}\left( {\frac{{\rm{4}}}{{\rm{9}}}a + \frac{2}{3}b + c} \right) = - \frac{{{c^2}}}{3} < 0$. Vậy phương trình ${\rm{f(t) = 0}}$ có nghiệm ${{\rm{t}}_{\rm{0}}} \in \left( {0;\frac{2}{3}} \right)$.
    - Nếu ${\rm{c = 0}}$, lúc đó phương trình có nghiệm ${{\rm{t}}_{\rm{1}}} = 0$, ${{\rm{t}}_{\rm{2}}} = \frac{2}{3}$ có nghĩa ${{\rm{t}}_{\rm{2}}} = \frac{2}{3} \in (0;1)$.
    - Nếu ${\rm{a = 0}}$. Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}
    {\rm{bt + c = 0}}\\
    {\rm{3(b + 2c) = 0}}
    \end{array} \right.$
    +Với ${\rm{b = c = 0}}$ phương trình ${\rm{f(t) = 0}}$ có vô số nghiệm nên tất nhiên sẽ có một nghiệm thuộc ${{\rm{t}}_{\rm{0}}} \in {\rm{(0;1)}}$.
    +Với ${\rm{b}} \ne {\rm{0,}}\,\,{\rm{t = - }}\frac{{\rm{c}}}{{\rm{b}}} = \frac{1}{2} \in \left( {0;1} \right)$.
    - Tóm lại: $\forall a,\,b,\,c$ thỏa mãn $2a + 3b + 6b = 0$ thì phương trình ${\rm{f(t) = 0}}$ có ít nhất một nghiệm ${{\rm{t}}_{\rm{0}}} \in {\rm{(0;1)}}$, tức là $2a + 3b + 6b = 0$ thì phương trình ${\rm{ata}}{{\rm{n}}^{\rm{2}}}x + b\tan x + c = 0$ có ít nhất một nghiệm trong khoảng $\left( {k\pi ;\frac{\pi }{4} + k\pi } \right)$ với $k \in Z$.

    Bài tập vận dụng:

    Bài tập 1:
    Chứng minh rằng các phương trình sau có 3 nghiệm phân biệt:
    a) ${x^3} - 3x + 1 = 0$
    b) ${x^3} + 6{x^2} + 9x + 1 = 0$
    c) $2x + 6\sqrt[3]{{1 - x}} = 3$

    Bài tập 2:
    Chứng minh rằng các phương trình sau luôn có nghiệm:
    a) ${x^5} - 3x + 3 = 0$
    b) ${x^5} + x - 1 = 0$
    c) ${x^4} + {x^3} - 3{x^2} + x + 1 = 0$

    Bài tập 3:
    Chứng minh rằng phương trình: ${x^5} - 5{x^3} + 4x - 1 = 0$ có 5 nghiệm trên $(–2; 2)$.

    Bài tập 4:
    Chứng minh rằng các phương trình sau luôn có nghiệm với mọi giá trị của tham số:
    a) $m{(x - 1)^3}(x - 2) + 2x - 3 = 0$
    b) ${x^4} + m{x^2} - 2mx - 2 = 0$
    c) $a(x - b)(x - c) + b(x - c)(x - a) + c(x - a)(x - b) = 0$
    d) $(1 - {m^2}){(x + 1)^3} + {x^2} - x - 3 = 0$
    e) $\cos x + m\cos 2x = 0$
    f) $m(2\cos x - \sqrt 2 ) = 2\sin 5x + 1$

    Bài tập 5:
    Chứng minh rằng phương trình:
    a) ${x^3} + 6{x^2} + 9x + 1 = 0$ có 3 nghiệm phân biệt.
    b) $m{(x - 1)^3}({x^2} - 4) + {x^4} - 3 = 0$ luôn có ít nhất 2 nghiệm với mọi giá trị của m.
    c) $({m^2} + 1){x^4} - {x^3} + 1 = 0$ luôn có ít nhất 2 nghiệm nằm trong khoảng $\left( { - 1;\sqrt 2 } \right)$ với mọi m.
    d) ${x^3} + m{x^2} - 1 = 0$ luôn có 1 nghiệm dương.
    e) ${x^4} - 3{x^2} + 5x - 6 = 0$ có nghiệm trong khoảng $(1; 2)$.

    Bài tập 6:
    Chứng minh các phương trình sau luôn có nghiệm:
    a) $a{x^2} + bx + c = 0$ với $2a + 3b + 6c = 0$
    b) $a{x^2} + bx + c = 0$ với $a + 2b + 5c = 0$
    c) ${x^3} + a{x^2} + bx + c = 0$

    Bài tập 7:
    Cho $m > 0$ và $a$, $b$, $c$ là 3 số thực thoả mãn: $\frac{a}{{m + 2}} + \frac{b}{{m + 1}} + \frac{c}{m} = 0$. Chứng minh rằng phương trình: $f(x) = a{x^2} + bx + c = 0$ có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng $(0; 1)$.
    HD: Xét 2 trường hợp $c = 0$; $c \ne 0$. Với $c \ne 0$ thì $f(0).f\left( {\frac{{m + 1}}{{m + 2}}} \right) = - \frac{{{c^2}}}{{m(m + 2)}} < 0$