Tính nhân dân trong văn học

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tính nhân dân trong văn học

    Bài làm:
    Tính nhân dân ngay từ khi mới xuất hiện trong khoa học nghiên cứu văn học cho tới nay đã được nhìn nhận như một khái niệm mang tính lịch sử cao.
    Khái niệm nhân dân dùng để chỉ một tập hợp người đông đảo, có địa vị xã hội và quyền lợi khác nhau, cùng cư trú trong một cộng đồng, có những mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau trong khi chung sống. Vì vậy, khái niệm nhân dân không phải là một khái niệm thuần nhất bởi nội dung, cơ cấu luôn thay đổi. Và người nghệ sĩ ở bất cứ thời kì nào cũng thuộc về một lực lượng xã hội nhất định, cũng gắn bó với quyền lợi của giai cấp này hay khác và về mặt tư tưởng, bao giờ cũng chịu sự chi phối của một hệ tư tưởng nào đó.
    Vì vậy, khi đánh giá mức độ sâu sắc hay mờ nhạt của tính nhân dân của một tác phẩm, một sự nghiệp, một trào lưu văn học cần thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ở mỗi thời đại, những tư tưởng triết học, nhân sinh của hệ tư tưởng gắn với các giai cấp giữ địa vị thống trị xã hội có ảnh hưởng to lớn đối với văn học. Như thời Lý – Trần, việc khẳng định chủ quyền dân tộc trong thơ văn như một minh chứng cụ thể cho tinh thần nhân dân, tư tưởng nhân dân trong văn học việt nam: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ….
    Vậy nội dung của tính nhân dân là gì và nó được thể hiện ở những khía cạnh nào của tác phẩm? Tính nhân dân của tác phẩm được bộc lộ cả trong đề tài, chủ đề, trong cảm hứng sáng tạo, trong thể loại và cả hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật. Vào giai đoạn lịch sử biến động của dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ xuất phát ở chủ nghĩa yêu nước, từ tinh thần dân tộc mà từ lập trường nhân dân, tư tưởng nhân dân để viết nên những trang sách làm vinh dự cả một nền văn học.
    Gần một thế kỷ trước, khi bắt tay xây dựng chế độ mới, Lê nin cũng đã bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc nói chuyện với nhà hoạt động xã hội nổi tiếng C.Zetkin: “Nghệ thuật thuộc về nhân dân. Nó phải bắt nguồn sâu xa trong quảng đại quần chúng nhân dân. Nó phải được quần chúng hiểu và yêu mến. Nó phải thống nhất tình cảm, tư tưởng và ý chí của quần chúng, nâng cao họ lên”.
    Cho tới nay, tính nhân dân trong văn học – “hòn đá thử vàng” của những giá trị tinh thần vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó.