Tóm tắt chuẩn xác văn bản truyện hiện đại Ngữ văn 9

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt chuẩn xác văn bản truyện hiện đại Ngữ văn 9
    Tóm tắt văn bản truyện hiện đại


    LÀNG – Kim Lân

    Ông Hai rất yêu và tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Vì thế, khi cuộc kháng chiến bùng nổi, ông phải cùng gia đình tản cư đi nơi khác thì lúc nào trong lòng ông cũng không nguôi nỗi nhớ làng.
    Nhớ làng, ông thường kể chuyện về làng của ông, khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo giặc, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, để rồi ông khẳng định luôn ủng hộ cách mạnh, ủng hộ Cụ Hồ.
    Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, chỉ là tin đồn sai sự thật, gặp ai ông cũng khoe cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi” như một bằng chứng thuyết phục để minh oan cho ông và cho cái làng của ông.

    LẶNG LẼ SA Pa – Nguyễn Thành Long

    Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn ở đỉnh Yên Sươn cao 2600 mét.
    Tranh thủ ba mươi phút hành khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và nơi làm việc của anh. Dù sống một mình nhưng anh tổ chức cuộc sống rất ngăn nắp: có bàn học, kệ sách, trồng hoa, nuôi gà,… anh mời mọi người uống trà, chân tình cắt hoa tặng cô gái, giới thiệu máy móc, dụng cụ làm việc của mình. Khi nhà họa sĩ đề nghị được vẽ một ức kí họa chân dung của anh, anh nhẹ nhàng từ chối và giới thiệu vê hai người khác là ông kĩ sư trồng su hào và nhà nghiên cứu sét còn lo lắng và làm việc cho khoa học nhiều hơn anh.
    Anh đúng là mẫu người thanh niên mới, sống có lí tưởng sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn: giàu tình cảm, quan tâm đến mọi người, sống ngăn nắp, giản dị, hòa đồng, ham học hỏi và yêu khoa học; khiêm tốn và có trách nhiệm cao trong công việc. Anh đã làm cho cô kĩ sư băn khoăn và ông họa sĩ hứa quay lại thăm anh.

    CHIẾC LƯỢC NGÀ – Nguyễn Quang Sáng

    Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến kh con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận cha vì viết sẹo trên mặt khiến ông Sáu không còn giống với người cho trong tấm ảnh mà Thu biết. Em đối xử với cha như với người xa lạ. Đến khi nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong Thu thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường.
    ở chiến khu, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho đứa con gái bé bỏng. Lược làm xong, chưa kịp chải lên mái tóc con gái, trong một trận càng, ông Sáu hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại chiếc lược cho một người bạn để gửi về cho con.
    Trong một lần đi công tác, bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu, vừa cảm phục vừa quý mến một cô giáo liên tuổi hai mươi dũng cảm và thông minh. Qua lời thăm hỏi, biết đó là Thu giờ đã trưởng thành giờ đi chiến đấu để trả thù cho cha, bác Ba trao lại chiếc lược ngà cho Thu.

    BẾN QUẾ – Nguyễn Minh Châu

    Truyện kể lại những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời Nhĩ khi anh ngồi bên khung cửa sổ nhìn ra bến sông quê. Con người “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ” giờ đây lại khát khao thèm muốn một chân trời gần gũi – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình – mà lại trở nên xa lắc.
    Bị liệt hai chân và nằm một chỗ trên giường bệnh, Nhĩ đành phải nhờ đứa con trai đi sang bờ bến ấy giúp mình. Nhưng đứa con còn chùng chình, sà vào một đám người chơi phá cờ trên hè phố. Kh chiếc đò sang quá nửa sông, Nhĩ tưởng tượng chính mình “đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa”.
    Và chính lúc đó, Nhĩ cố thu hết mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô ra ngoài như muốn đến với cái miền khao khát đó trước khi anh từ giã cõi đời.

    NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – Lê Minh Khuê

    Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ: Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ là lấp hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
    Mỗi người có một nét tính cách riêng nhưng cả ba đều rất dũng cảm trong công việc phá bom và rất hồn nhiên yêu đời trong cuộc sống đấu tranh đầy gian khổ hi sinh nơi chiến trường ác liệt. Nhà văn nói kĩ hơn về Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, mộng mơ, hát hay, có cá tình với những hồi tưởng đẹp về tuổi niên thiếu ở đất kinh thành.
    Sau đó, tập trung miêu tả cuộc phá bom nổ chậm: hầm nấp bị sập, Nho bị vùi trong đất, Thao và Phương Định đã lao tới, moi đất cứu bạn đưa về hang. Truyện khép lại khi một cơn mưa đã bất chợt đến rồi bất chợt tạnh khiến các cô gái Hà Nội được sống trong khoảnh khắc tuyệt đẹp về khoảng trời bình yên của Thủ đô, nơi có những ngôi sao xa xôi trên bầu trời thành phố,…