Tóm tắt tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Tóm tắt tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

    Bài làm:
    Tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi ký của Nguyên Hồng. Cuốn hồi ký chỉ dài chưa đầy một trăm trang, được chia làm chín chương. Trong hồi ký, cảnh sa sút, tan nát của gia đình Nguyên Hồng trong khoảng những năm hai mươi, ba mươi của thế kỷ hai mươi được ghi lại rất rõ nét. Đó là sự buồn đau của một người phụ nữ khi phải sống trong một cuộc hôn nhân miễn cưỡng với một người chồng nghiện ngập. Rồi những tủi cực, sự cô đơn và con đường dẫn đến sự hư hỏng, sa ngã của một em bé mồ côi, tất cả đều được tác giả miêu tả rất chân thực.
    Bé Hồng sinh ra trong gia đình có bà nội theo đạo. Bà sinh nở tất thảy mười tám lần, nhưng chỉ nuôi sống được ba người con gồm hai gái và một trai. Cha của bé Hồng là người con thứ hai của bà. Ông làm nghề cai ngục . Vậy nên khi bé Hồng được sinh ra, có không biết bao nhiêu người nhà phạm nhân mang bàng bạc lụa là, gạo thơm gà béo, trứng mới, cá biển tươi đến để chúc mừng. Ngay đến bà vú nuôi cũng cảm thấy bô cùng hả hê vì thấy mình thật tốt số, được hầu hạ một nhà quyền quý. Mãi sau này, khi bà nội của Hồng nhắc lại chuyện ấy với mọi người, ai cũng thấy “ có nhiều sự cảm động lắm”.
    Mẹ của Hồng là một người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung, tuổi chỉ bằng một nửa của cha Hồng. Vào năm Hồng lên bảy, tám tuối, đã được nếm trải rõ rệt và thấm thía sự trái ngược cay đắng trong hôn nhân của bố mẹ. Người ta thường bàn tán về chuyện em Quế, em gái của Hồng là con của cai H. Khi thấy mẹ Hồng cứ chiều chiều, khi tiếng kèn rộn rã tưng bừng của toán lính khố xanh đi qua nhà, mẹ Hồng lại thấy rạo rực, gò má ửng hồng, dắt đứa con trai bé nhỏ ra saann đợi “ một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau…” Và từ khi người cai kèn đổi đi nhà ngục khác, cha mẹ Hồng “ không bao giờ nhìn thẳng vào mặt nhau”, mỗi khi nhìn nhau đều đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi.
    Khi gia đình sa sút, cha Hồng xin thôi nghề cai ngục. Ông chán nản, lôi bàn đèn thuốc phiện về nhà, sống lay lắt trong buồng tối bên bàn đèn. Tất cả tài sản có giá trị, quý giá đều bán sạch. Mẹ của Hồng buôn bán thua lỗ. Đến cả ngôi nhà gạch trên phố Hàng Cau, Nam Định cũng phải bán đi để có tiền trả nợ. Gia đình suy sụp hẳn, bố thì trụy lạc bên bàn đèn, con thì lêu lổng đánh đáo để có tiền ăn quà, giao du với những đứa trẻ bụi đời.
    Thế rồi rằm tháng tám Trung thu năm sau, trong khi mọi người “ hoan hỉ trước bàn cỗ trông trăng” thì anh em Hồng phải đón nhận sự thật là cái chết của cha. Cha Hồng “chết rục bên bàn đèn thuốc phiện”. Thấy vậy, mẹ Hồng tất tả ngược xuôi lên Hà Nội, rồi vào Vinh, ra Hải Phòng để kiếm kế sinh nhai. Trong hoàn cảnh khó khăn, mẹ đã chửa đẻ với người khác, để tha phương cầu thực đến tận Thanh Hóa, để lại hai anh em Hồng lang thang. Hai anh em đành phải ăn chực nằm chờ ở nhà bà cô ruột giàu có nhưng độc ác. Bà cô thường xuyên dùng những lời lẽ bêu riếu, khinh miệt, rồi bà cô còn buông ra những lời lẽ ác ý, hòng chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.
    Anh em Hồng sống trong cô đơn, tủi cực. Có đêm nô en, Hồng lang thang lếch thếch giữa đám đông để cố nhìn thấy bàn thờ chúa, nhưng lại bị người ta đẩy xuống hoặc cốc lỗ đầu. Chưa kể đến những đêm đông mưa phùn, gió vi vu lạnh buốt, khi phải nằm trên cái phản trong xó nhà tăm tối của bà cô, Hồng co rúm lại, trằn trọc, nước mắt cứ ứa ra…
    Hồng lang thang khắp nơi, các cổng chợ, bến tàu, vườn hoa.. để đánh đáo. Cậu còn được lũ bạn bụi đời đặt cho cái biệt hiệu “ bật câu cơm”, một danh hiệu mỉa mai nhưng Hồng không vì thế mà hổ thẹn.
    Cuối cùng, vào mùa hè năm ấy, “ khi bàn tay của thầy giáo đã dúi tôi vào góc tường hình phạt và không bao giờ nhấc cho tôi lên nữa. Tôi vùng đứng dậy, mê man chạy như biến ra đường” khi tiếng trống lần thứ hai bỗng trỗi dậy. Và Hồng phải bỏ học từ đó…