Tổng hợp bài tập rèn luyện chương hai lớp 10 Hàm số bậc nhất và bậc hai

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm tập xác định của hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{x-1}+\dfrac{1}{x-3}\)
    • \(\left(1;+\infty\right)\)
    • \([1;+\infty)\backslash\left\{3\right\}\)
    • \([1;3)\cup\left(3;+\infty\right)\)
    • \(\left(1;+\infty\right)\backslash\left\{3\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện có nghĩa: \(x-1\ge0\) và \(x-3\ne0\) hay \(3\ne x\ge1\). Tập xác định là \([1;+\infty)\backslash\left\{3\right\}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập xác định của hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{6-x}+\dfrac{1}{\sqrt{x^2-x-20}}\)
    • \(\left(-\infty;4\right)\cup(5;6]\)
    • \(\left(-\infty;4\right)\cup(5;6)\)
    • \(\left(-\infty;4\right)\cup[5;6]\)
    • \(\left(-\infty;4\right)\cup[5;6)\)
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện có nghĩa: \(\left\{{}\begin{matrix}6-x\ge0\\x^2-x-20>0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\le6\\\left(x-5\right)\left(x+4\right)>0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x\le6\\x< -4;x>5\end{matrix}\right.\)
    Tập xác định là \(\left(-\infty;4\right)\cup(5;6]\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập xác định của hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{x-1}+\dfrac{x}{\sqrt{3-x}}\)
    • \((1;+\infty)\)
    • \((1;3]\)
    • \([1;3)\)
    • \(\left(1;3\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\sqrt{x-1}\) có nghĩa khi và chỉ khi \(x-1\ge0\Leftrightarrow x\ge1\)
    \(\dfrac{1}{\sqrt{3-x}}\) có nghĩa khi và chỉ khi \(\sqrt{3-x}\ne0\Leftrightarrow3-x>0\Leftrightarrow x< 3\)
    \(f\left(x\right)\) có nghĩa khi và chỉ khi \(1\le x< 3\). Tập xác định là \([1;3)\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập xác định của hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{6-x}+\dfrac{2x-1}{\sqrt{-x^2+x+20}}\)
    • \((-4;+\infty)\)
    • \((-4;6]\)
    • \(\left(-4;5\right)\)
    • \(\left(-4;6\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\sqrt{6-x}\) có nghĩa khi và chỉ khi \(6-x\ge0\Leftrightarrow x\le6\)
    \(\dfrac{2x-1}{\sqrt{-x^2+x-20}}\) có nghĩa khi và chỉ khi \(\sqrt{-x^2+x-20}\ne0\Leftrightarrow-x^2+x-20>0\Leftrightarrow\left(x-5\right)\left(x+4\right)< 0\Leftrightarrow x-5< 0< x+4\)
    \(\Leftrightarrow-4< x< 5\)
    \(f\left(x\right)\) có nghĩa khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x\le6\\-4< x< 5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow-4< x< 5\). Tập xác định là \(\left(-4;5\right)\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập xác định của hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{\dfrac{x^3}{\left|x\right|-2}}\)
    • \(\left(-\infty;0\right)\cup\left(2;+\infty\right)\)
    • \(\left(-\infty;-2\right)\cup\left(0;+\infty\right)\)
    • \(\left(-\infty;-2\right)\cup\left(2;+\infty\right)\)
    • \(\left(0;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Hàm số có nghĩa khi và chỉ khi \(\dfrac{x^3}{\left|x\right|-2}\ge0\Leftrightarrow\)\(\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}\left|x\right|>2\\x^3\ge0\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}\left|x\right|< 2\\x^3< 0\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x>2\\x< -2\end{matrix}\right.\)
    Tập xác định là \(\left(-\infty;-2\right)\cup\left(2;+\infty\right)\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^3-3x-1\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
    • \(f\left(x\right)\) là hàm số chẵn
    • \(f\left(x\right)\) là hàm số lẻ
    • \(f\left(x\right)\) vừa là hàm chẵn vừa là hàm lẻ
    • \(f\left(x\right)\)không phải là hàm chẵn cũng không phải là hàm lẻ
    Hướng dẫn giải:

    \(f\left(1\right)=-3;f\left(-1\right)=1\) suy ra \(f\left(-1\right)\ne\pm f\left(1\right)\) nên hàm số không chẵn, không lẻ.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hàm số nào trong các hàm số sau đây không phải là hàm số chẵn?
    • \(f\left(x\right)=\left|x-2\right|+\left|x+2\right|\)
    • \(f\left(x\right)=5\)
    • \(f\left(x\right)=3x^4-x^2-1\)
    • \(f\left(x\right)=\left|2x^2-1\right|-x\)
    Hướng dẫn giải:

    Nếu \(f\left(x\right)=\left|2x^2-1\right|-x\) thì \(f\left(1\right)=0,f\left(-1\right)=2\), nên hàm số này không phải là hàm số chẵn
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hàm số nào trong các hàm số sau đây không phải là hàm số lẻ?
    • \(f\left(x\right)=x^3-5x\)
    • \(f\left(x\right)=2x\left(x^2-1\right)\)
    • \(f\left(x\right)=x^3+1\)
    • \(f\left(x\right)=-x^3\left(x^4+x^2+1\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Nếu \(f\left(x\right)=x^3+1\) thì \(f\left(1\right)=2,f\left(-1\right)=0\)nên \(f\left(1\right)+f\left(-1\right)\ne0\Rightarrow\)\(f\left(x\right)=x^3+1\) không phải là hàm số lẻ.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trong khoảng (0;1) ?
    • \(y=x^2\)
    • \(y=\dfrac{1}{x}\)
    • \(y=x^3\)
    • \(y=\sqrt{x}\)
    Hướng dẫn giải:

    Xét hàm số \(y=\dfrac{1}{x}\). Nếu \(x_1,x_2\in\left(0;1\right)\) thì \(y\left(x_1\right)-y\left(x_2\right)=\dfrac{1}{x_1}-\dfrac{1}{x_2}=-\dfrac{\left(x_1-x_2\right)}{x_1x_2}\), suy ra
    \(\left(y\left(x_1\right)-y\left(x_2\right)\right)\left(x_1-x_2\right)=-\dfrac{\left(x_1-x_2\right)^2}{x_1x_2}\le0\)
    Do đó \(y\left(x_1\right)-y\left(x_2\right)\) luôn trái dấu với \(x_1-x_2\), hàm số \(y=\dfrac{1}{x}\) nghịch biến trong khoảng (0;1)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪