Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+ , y mol Al3+, z mol \(SO_4^{2-}\) và 0,1 mol Cl- . Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Cho 300 ml dung dịch \(Ba\left(OH\right)_2\) 0,9M tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 62,91gam. 49,72 gam. 46,60 gam. 51,28 gam
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, \(Cu\left(NO_3\right)_2\) (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch \(H_2SO_4\) 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 23,8 %. 30,97%. 26,90%. 19,28%
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic (\(C_{17}H_{31}COOH\)). Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam \(O_2\), thu được 75,24 gam \(CO_2\). Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch \(Br_2\) 1M. Giá trị của V là 120. 150. 180. 210.
Hỗn hợp X gồm \(CuSO_4;Fe_2\left(SO_4\right)_3;MgSO_4\), trong X oxi chiếm 47,76% khối lượng. Hòa tan hết 26,8 gam hỗn hợp X vào nước được dung dịch Y, cho dung dịch \(Ba\left(OH\right)_2\) dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là 46,6. 55,9. 57,6. 61,0
Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp \(FeS_2;FeS\) và Cu vào 400 ml dung dịch \(HNO_3\)4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch \(BaCl_2\) dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch \(Ba\left(OH\right)_2\) dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 \(Al\left(OH\right)_3\) n 0,55 nNaOH 0,35 0,05 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là 32,96. 9,92. 30,72. 15,68.
Cho glixerol phản ứng với một axit cacboxylic đơn chức thu được chất hữu cơ mạch hở X. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol \(CO_2\) và c mol \(H_2O\) (biết b = c + 3a). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần 0,3 mol \(H_2\), thu được chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 32,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 40,00%. 39,22%. 32,00%. 36,92%
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các \(\alpha\) -amino axit có công thức dạng \(H_2N-C_xH_y-COOH\)). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của \(\alpha\) -aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là 45,2 gam. 48,97 gam. 38,8 gam 42,03 gam
Cao su buna – N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,…. Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (\(CH_2=CH-CH=CH_2\)) và acrilonitrin (\(CH_2=CH-CN\)) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% \(O_2\) và 80% \(N_2\) về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm \(CO_2;N_2;H_2O\) (trong đó \(CO_2\) chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là 4 : 3. 3 : 4. 5 : 4. 1 : 3
X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y và ancol hai chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 7,48 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 6,048 lít \(O_2\) (đktc), thu được m gam hỗn hợp khí và hơi. Dẫn hết hỗn hợp khí và hơi thu được vào bình chứa \(H_2SO_4\) đặc, dư thấy có 0,71m gam khí không bị hấp thụ. Mặt khác 7,48 gam hỗn hợp E trên phản ứng tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cho các phát biểu sau về X, Y, Z, T. - Phần trăm khối lượng của Y trong E là 19,25%. - Phần trăm số mol của X trong E là 12%. - X không làm mất màu dung dịch \(Br_2\). - Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T là 5. - Z là ancol có công thức \(C_3H_6\left(OH\right)_2\). Số phát biểu đúng là 1. 2. 3. 4.
Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là \(KNO_3\) và \(Na_2CO_3\) \(Ba\left(NO_3\right)_2\) và Na2CO3. \(Ba\left(NO_3\right)_2\) và \(K_2SO_4\) \(Na_2SO_4\) và \(BaC_2\)