Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề đường thăng và mặt phẳng trong không gian

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tứ diện ABCD. Gọi \(G_1\) , \(G_2,G_3\) lần lượt là trọng tâm các tam giác BAD, BCD và ACD. Chọn câu SAI:
    • \(G_1G_2\) // mp(ABD)
    • \(G_1G_2\) // mp(ABD)
    • \(BG_1,AG_3\) và CD đồng quy
    • \(G_1G_2=\dfrac{2}{3}AD\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Theo tính chất của trọng tâm của tam giác ta có \(MG_1=\dfrac{1}{3}MA,MG_2=\dfrac{1}{3}MD\). Do đó \(G_1G_2\) // AD và \(G_1G_2=\dfrac{1}{3}AD.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tứ diện ABCD. M, N, P, Q lần lượt là các trung điểm AC, BC, DC, BD. Điều kiện cần và đủ để MNPQ là hình thoi là
    • BC = AD
    • AC = BD
    • AB = CD
    • AC = BC.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Dễ thấy tứ giác MNPQ là hình bình hành. Để MNPQ là hình thoi thì MN = MQ.
    Mà \(MN=\dfrac{1}{2}BC,NP=\dfrac{1}{2}AD\).
    Từ đó suy ra điều kiện MNPQ là hình thoi thì BC = AD.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Mp \(\left(\alpha\right)\) đi qua BD và song song với SA, mp\(\left(\alpha\right)\) cắt SC tại M. Chọn khẳng định đúng:
    • \(\dfrac{SM}{SC}=\dfrac{1}{2}\)
    • \(\dfrac{SM}{SC}=\dfrac{1}{3}\)
    • \(\dfrac{SM}{SC}=\dfrac{2}{3}\)
    • \(\dfrac{SM}{SC}=\dfrac{1}{4}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Xét giao tuyến của mp\(\left(\alpha\right)\) với mp(SAC).
    Gọi O là giao điểm của AC và BD. Suy ra \(O\in mp\left(\alpha\right)\cap mp\left(SAC\right)\).
    Do mp\(\left(\alpha\right)\) // SA nên trong mp(SAC) từ O kẻ đường thẳng song song với SA cắt SAC tại M.
    Suy ra \(M\in mp\left(\alpha\right)\cap mp\left(SAC\right)\).
    Vậy giao tuyến của mp\(\left(\alpha\right)\) với mp(SAC) là MO.
    Có O là trung điểm của AC và MO // SA nên M là trung điểm của SC.
    Suy ra \(\dfrac{SM}{SC}=\dfrac{1}{2}\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn là AB. Điểm M là trung điểm của CD. Mặt phẳng \(\left(\alpha\right)\) qua M và song song với BC và SA, mp\(\left(\alpha\right)\) cắt AB tại N và cắt SB tại P. Nói gì về thiết diện của mp\(\left(\alpha\right)\) và S.ABCD?
    • Là một hình bình hành.
    • Tam giác MNP.
    • Là một hình thang có đáy lớn là MN
    • Là một hình thang có đáy nhỏ là NP.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Thiết diện chính là hình thang MNPQ.
    Ta có MN = BC và theo định lý Ta-let ta có: \(\dfrac{QP}{BC}=\dfrac{SP}{SB}< 1\) nên QP < BC.
    Vậy thiết diện là hình thang MNPQ có đáy lớn là MN.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình bình hành ABCD và một điểm S không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là một đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
    • AB
    • AC
    • BC
    • SA
    Hướng dẫn giải:

    Do tứ giác ABCD là hình bình hành nên AB // CD. Vậy giao tuyến của mp(SAB) và (SCD) là một đường thẳng đi qua S và song song với AB(hoặc CD).