Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết dao động và sóng điện từ trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
    • Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.
    • Sóng điện từ truyền được trong chân không.
    • Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
    • Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.
    Hướng dẫn giải:

    Sóng điện từ truyền được trong mọi môi trường, kết cả chân không.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức
    • \(f=\dfrac{1}{2\pi LC}\)
    • \(f=2\pi LC\)
    • \(f=\dfrac{Q_0}{2\pi I_0}\)
    • \(f=\dfrac{I_0}{2\pi Q_0}\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(I_0=\omega.Q_0\Rightarrow \omega=\dfrac{I_0}{Q_0}\)
    Tần số: \(f=\dfrac{\omega}{2\pi}=\dfrac{I_0}{2\pi Q_0}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này bằng 0 ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là
    • \(\dfrac{T}{8}\)
    • \(\dfrac{T}{2}\)
    • \(\dfrac{T}{6}\)
    • \(\dfrac{T}{4}\)
    Hướng dẫn giải:

    Giống như 1 dao động điều hòa, thời gian ngắn nhất để điện tích từ giá trị cực đại về 0 là 1/4 chu kì.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Gọi U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức đúng là
    • \(I_0=U_0\sqrt{\dfrac{C}{2L}}\)
    • \(I_0=U_0\sqrt{\dfrac{C}{L}}\)
    • \(U_0=I_0\sqrt{\dfrac{C}{L}}\)
    • \(U_0=I_0\sqrt{\dfrac{2C}{L}}\)
    Hướng dẫn giải:

    Năng lượng điện từ của mạch: \(W=\dfrac{1}{2}CU_0^2=\dfrac{1}{2}LI_0^2\)
    \(\Rightarrow I_0=U_0\sqrt{\dfrac{C}{L}}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
    • độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
    • độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
    • độ lớn bằng không.
    • độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
    Hướng dẫn giải:

    Ta có thể áp dụng quy tắc "Ngón tay phải VEB": Xòe 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) từng đôi một vuông góc với nhau. Khi đó ngón cái ứng với véc tơ vận tốc v, ngón trỏ ứng với véc tơ cường độ điện trường E và ngón giữa ứng với véc tơ cảm ứng từ B.
    Bây giờ, theo mô tả bài toán thì ngón cái hướng lên trời, ngón giữa hướng xuống phía Nam, suy ra ngón trỏ hướng sang phía Tây. Điện trường cùng pha với cảm ứng từ nên khi cảm ứng từ cực đại thì điện trường cũng cực đại.
    Vậy véc tơ cường độ điện trường có độ lớn cực đại và hướng sang phía Tây.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do là
    • năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
    • năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
    • năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
    • năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
    Hướng dẫn giải:

    Trong mạch dao động LC lí tưởng thì năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là
    • \(T=\dfrac{4\pi Q_0}{I_0}\)
    • \(T=\dfrac{Q_0}{2 I_0}\)
    • \(T=\dfrac{2\pi Q_0}{I_0}\)
    • \(T=\dfrac{3\pi Q_0}{I_0}\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(I_0=\omega.Q_0\)
    \(\Rightarrow \omega = \dfrac{I_0}{Q_0}\)
    Chu kì: \(T=\dfrac{2\pi}{\omega}=\dfrac{2\pi Q_0}{I_0}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
    • luôn ngược pha nhau
    • luôn cùng pha nhau
    • với cùng biên độ
    • với cùng tần số
    Hướng dẫn giải:

    Trong mạch LC lí tưởng, điện tích và cường độ dòng điện luôn biến thiên cùng tần số và vuông pha với nhau.