Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết điện xoay chiều trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là
    • \(\dfrac{2}{\sqrt{LC}}\)
    • \(\dfrac{2\pi}{\sqrt{LC}}\)
    • \(\dfrac{1}{\sqrt{LC}}\)
    • \(\dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC}}\)
    Hướng dẫn giải:

    Khi mạch xảy ra cộng hưởng thì: \(Z_L=Z_C\)
    \(\Rightarrow \omega L = \dfrac{1}{\omega C}\)
    \(\Rightarrow \omega = \dfrac{1}{\sqrt{LC}}\)
    \(\Rightarrow f_0=\dfrac{\omega}{2\pi}=\dfrac{1}{2\pi\sqrt{LC}}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định, từ trường quay trong động cơ có tần số
    • bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
    • lớn hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
    • có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato, tùy vào tải.
    • nhỏ hơn tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
    Hướng dẫn giải:

    Từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha có tần số bằng tần số của dòng điện chạy trong các cuộn dây của stato.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, so với điện áp hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có thể
    • trễ pha \(\dfrac{\pi}{2}\)
    • sớm pha \(\dfrac{\pi}{4}\)
    • sớm pha \(\dfrac{\pi}{2}\)
    • trễ pha \(\dfrac{\pi}{4}\)
    Hướng dẫn giải:

    Đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp với cuộn cảm thuần thì độ lệch pha giữa u và i là \(\varphi\) thì \(0 < \varphi < \dfrac{\pi}{2}\)
    do vậy, so với điện áp thì cường độ dòng điện có thể trễ pha hơn \(\dfrac{\pi}{4}\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp u = Uocosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng \(R\sqrt 3\). Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:
    • điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    • điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    • trong mạch có cộng hưởng điện.
    • điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Cảm kháng L thay đổi để UL max thì: \(Z_L=\dfrac{R^2+Z_C^2}{Z_C}\)
    Giả thiết: \(Z_C=R\sqrt 3\) \(\Rightarrow Z_L=\dfrac{R^2+3R^2}{R\sqrt 3}=\dfrac{4R}{\sqrt 3}\)
    Độ lệch pha giữa u và i là \(\varphi\) \(\Rightarrow \tan\varphi = \dfrac{Z_L-Z_C}{R} = \dfrac{\dfrac{4R}{\sqrt 3}-R\sqrt 3}{R}=\dfrac{1}{\sqrt 3}\)
    \(\Rightarrow \varphi = \dfrac{\pi}{6}\)
    Lại có uR cùng pha với i
    Do vậy, điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha \(\dfrac{\pi}{6}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt có U0 không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω1 bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi ω = ω2. Hệ thức đúng là
    • \(\omega_1\omega_2=\dfrac{1}{\sqrt{LC}}\)
    • \(\omega_1+\omega_2=\dfrac{2}{LC}\)
    • \(\omega_1\omega_2=\dfrac{1}{LC}\)
    • \(\omega_1+\omega_2=\dfrac{2}{\sqrt{LC}}\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(I_1=I_2\)
    \(\Rightarrow \dfrac{U}{\sqrt{R^2+(Z_{L1}-Z_{C1})^2}}=\Rightarrow \dfrac{U}{\sqrt{R^2+(Z_{L2}-Z_{C2})^2}}\)
    \(\Rightarrow |Z_{L1}-Z_{C1}|=|Z_{L2}-Z_{C2}|\)
    \(\Rightarrow Z_{L1}-Z_{C1}=Z_{C2}-Z_{L2}\)
    \(\Rightarrow Z_{L1}+Z_{L2}=Z_{C1}+Z_{C2}\)
    \(\Rightarrow \omega_1.L+\omega_2.L=\dfrac{1}{\omega_1.C}+\dfrac{1}{\omega_2.C}\)
    \(\Rightarrow (\omega_1+\omega_2).L=\dfrac{\omega_1+\omega_2}{\omega_1\omega_2}.\dfrac{1}{C}\)
    \(\Rightarrow \omega_1\omega_2=\dfrac{1}{LC}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Máy biến áp là thiết bị
    • biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
    • có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
    • làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
    • biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
    Hướng dẫn giải:

    Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều, chứ không biến đổi tần số cũng như không biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?
    • \(\dfrac{U}{U_0}-\dfrac{I}{I_0}=0\)
    • \(\dfrac{U}{U_0}+\dfrac{I}{I_0}=\sqrt 2\)
    • \(\dfrac{u}{U}-\dfrac{i}{I}=0\)
    • \(\dfrac{u^2}{U_0^2}+\dfrac{i^2}{I_0^2}=1\)
    Hướng dẫn giải:

    Với mạch chỉ có điện trở R thì u cùng pha với i
    Nếu \(u=U_0\cos(\omega t)\) thì \(i=I_0\cos(\omega t)\). Từ đó suy ra:
    \(\dfrac{U}{U_0}-\dfrac{I}{I_0}=0\)
    \(\dfrac{U}{U_0}+\dfrac{I}{I_0}=\sqrt 2\)
    \(\dfrac{u}{U}-\dfrac{i}{I}=0\)
    Còn \(\dfrac{u^2}{U_0^2}+\dfrac{i^2}{I_0^2}=2\cos^2(\omega t)\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp u=U0cosωt có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi \(\omega <\frac{1}{\sqrt{LC}}\) thì
    • điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trở thuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    • điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    • cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    • cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
    Hướng dẫn giải:

    Do \(\omega <\frac{1}{\sqrt{LC}}\) nên \(Z_L < Z_C\), suy ra điện áp hai đầu mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch. Ta có giản đồ véc tơ:
    01.png
    Từ đó ta sẽ dễ dàng thấy được điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở nhỏ hơn điện áp hiệu dụng của mạch.