Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết điện xoay chiều trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
    • tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều.
    • tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
    • giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.
    • giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
    Hướng dẫn giải:

    Máy biến áp không có tác dụng thay đổi tần số dòng điện. Khi cuộn sơ cấp có số vòng dây lớn hơn cuộn thứ cấp thì máy biến áp là máy hạ áp.
    Do vậy, máy biến áp này giảm điện áp mà không thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (với U0 và f không đổi) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh R đến giá trị R0 để công suất tiêu thụ của đoạn mạch cực đại. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua mạch khi đó bằng
    • \(\dfrac{U_0}{2R_0}\)
    • \(\dfrac{U_0}{R_0}\)
    • \(\dfrac{U_0}{\sqrt2R_0}\)
    • \(\dfrac{2U_0}{R_0}\)
    Hướng dẫn giải:

    Biến trở R thay đổi để công suất tiêu thụ của đoạn mạch cực đại khi \(R=R_0=|Z_L-Z_C|\)
    Tổng trở của mạch: \(Z=\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}=\sqrt{R_0^2+R_0^2}=\sqrt 2.R_0\)
    Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I=\dfrac{U}{Z}=\dfrac{U}{Z}=\dfrac{U_0}{\sqrt 2.\sqrt2R_0}=\dfrac{U_0}{2R_0}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn điện có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì
    • I tăng, U tăng.
    • I giảm, U tăng.
    • I tăng, U giảm.
    • I giảm, U giảm.
    Hướng dẫn giải:

    Cường độ dòng điện qua biến trở R: \(I=\dfrac{U_2}{R+R_0}\) (\(U_2\) là điện áp 2 đầu cuộn thứ cấp, không đổi)
    Như vậy, khi tăng \(R\) thì \(I\) giảm.
    Ta có: \(U_2=I.R_0+U\). Trong đó \(U_2,R_0\) không đổi. Do vậy khi \(I\) giảm thì \(U\) tăng.
    Vậy: \(I\) giảm, \(U\) tăng.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu R có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện qua R bằng
    • \(\dfrac{U_0}{R}\)
    • \(\dfrac{U_0\sqrt2}{R}\)
    • \(\dfrac{U_0}{2R}\)
    • \(0\)
    Hướng dẫn giải:

    Đoạn mạch chỉ có điện trở R thì u cùng pha với i, do vậy cường độ dòng điện tức thời \(i=\dfrac{u}{R}\)
    Khi điện áp đạt giá trị cực đại \(u=U_0\) thì ta có: \(I_0=\dfrac{U_0}{R}\)