Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết hạt nhân nguyên tử trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng mα. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng
    • \(\dfrac{m_\alpha}{m_B}\)
    • \(\dfrac{m_B}{m_\alpha}\)
    • \((\dfrac{m_\alpha}{m_B})^2\)
    • \((\dfrac{m_B}{m_\alpha})^2\)
    Hướng dẫn giải:

    Phương trình phân rã: \(A\rightarrow B +\alpha\)
    Hạt nhân A đứng yên nên động lượng ban đầu bằng 0. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
    \(\vec{0}=\vec{p_B}+\vec{p_\alpha}\)
    \(\Rightarrow \vec{p_B}=-\vec{p_\alpha}\)
    \(\Rightarrow (\vec{p_B})^2=(\vec{p_\alpha})^2\)
    Mà ta có: \(p^2=(m.v)^2=2m.\dfrac{1}{2}mv^2=2mK\)
    \(\Rightarrow 2m_B.K_B=2m_\alpha.K_\alpha\)
    \(\Rightarrow \dfrac{K_B}{K_\alpha}=\dfrac{m_\alpha}{m_B}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
    • Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
    • Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
    • Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
    • Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
    Hướng dẫn giải:

    Trong phóng xạ β- thì số prôtôn tăng lên, còn phóng xạ β+ thì số prôtôn giảm đi.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong sự phân hạch của hạt nhân \(^{235}_{92} U\) , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
    • Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
    • Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
    • Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
    • Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
    Hướng dẫn giải:

    Hệ số nhân nơtrôn (k) trong phản ứng phân hạch:
    + k =1 thì phản ứng dây chuyền tự duy trì, ổn định.
    + k < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy xa.
    + k > 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra, tự duy trì và có thể gây bùng nổ.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
    • hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
    • hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
    • năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
    • năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
    Hướng dẫn giải:

    Hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau nên năng lượng liên kết như nhau.
    Số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn Y nên năng lượng liên kết riêng của X nhỏ hơn Y.
    Do vậy hạt Y bền vững hơn X (do Y có năng lượng liên kết riêng lớn hơn X)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai?
    • Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.
    • Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
    • Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.
    • Tia α là dòng các hạt nhân heli ( \(_2^4He\) ).
    Hướng dẫn giải:

    Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 20 000 m/s.
    Tia α mang điện tích dương nên bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
    Tia α iôn hóa không khí rất mạnh và mất dần năng lượng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX< ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
    • Y, X, Z.
    • Y, Z, X.
    • X, Y, Z.
    • Z, X, Y.
    Hướng dẫn giải:

    Năng lượng liên kết riêng: \(W_{lkr}=\dfrac{W_{lk}}{A}\)
    Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
    Giả sử AY = 1 thì AX = 2 và AZ = 4
    Suy ra: AY < AX < AZ
    Theo giả thiết: ΔEZ < ΔEX < ΔEY
    \(\Rightarrow W_{lkrZ} > W_{lkrX} > W_{lkrY}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hạt nhân \(^{210}_{84}Po\) đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
    • lớn hơn động năng của hạt nhân con.
    • chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
    • bằng động năng của hạt nhân con.
    • nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(^{210}_{84}Po\rightarrow ^4_2\alpha+^{206}_{82}Pb\)
    Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta suy ra được:
    \(m_\alpha.K_\alpha =m_{Pb}K_{Pb}\)
    \(\Rightarrow \dfrac{K_\alpha}{K_{Pb}}=\dfrac{m_{Pb}}{m_\alpha}=\dfrac{206}{4}\)
    Do vậy, động năng hạt α lớn hơn động năng hạt nhân con.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪