Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết hạt nhân nguyên tử trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một hạt nhân của chất phóng xạ A đang đứng yên thì phân rã tạo ra hai hạt B và C. Gọi mA, mB, mC lần lượt là khối lượng nghỉ của các hạt A, B, C và c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Quá trình phóng xạ này tỏa ra năng lượng Q. Biểu thức nào sau đây đúng?
    • \(m_A=m_B+m_C\)
    • \(m_A=m_B+m_C+\dfrac{Q}{c^2}\)
    • \(m_A=m_B+m_C-\dfrac{Q}{c^2}\)
    • \(m_A=\dfrac{Q}{c^2}-m_B-m_C\)
    Hướng dẫn giải:

    Năng lượng tỏa ra của phản ứng: \(Q=(m_t-m_s).c^2=(m_A-m_B-m_C).c^2\)
    \(\Rightarrow m_A=m_B+m_C+\dfrac{Q}{c^2}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi nói về tia γ, phát biểu nào sau đây sai?
    • Tia γ không phải là sóng điện từ.
    • Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
    • Tia γ không mang điện.
    • Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X.
    Hướng dẫn giải:

    Tia γ là sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số tia X và khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X. Do là sóng điện từ nên tia γ không mang điện.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng?
    • \(\dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{m_1}{m_2}=\dfrac{K_1}{K_2}\)
    • \(\dfrac{v_2}{v_1}=\dfrac{m_2}{m_1}=\dfrac{K_2}{K_1}\)
    • \(\dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{m_2}{m_1}=\dfrac{K_1}{K_2}\)
    • \(\dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{m_2}{m_1}=\dfrac{K_2}{K_1}\)
    Hướng dẫn giải:

    Gọi \(\vec{p_1}\) và \(\vec{p_2}\) lần lượt là véc tơ động lượng của hạt α và hạt nhân Y.
    Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\vec{p_1}+\vec{p_2}=\vec{0}\)
    \(\Rightarrow p_1=p_2\)
    \(\Rightarrow m_1v_1=m_2v_2\)
    \(\Rightarrow \dfrac{v_1}{v_2}=\dfrac{m_2}{m_1}\)
    Mặt khác: \( m_1v_1=m_2v_2\) \(\Rightarrow (m_1v_1)^2=(m_2v_2)^2\)
    \(\Rightarrow 2m_1.\dfrac{1}{2}m_1v_1^2 = 2m_2.\dfrac{1}{2}m_2v_2^2\)
    \(\Rightarrow m_1K_1=m_2K_2\)
    \(\Rightarrow \dfrac{m_2}{m_1}=\dfrac{K_1}{K_2}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phản ứng phân hạch
    • chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.
    • là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
    • là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.
    • là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
    Hướng dẫn giải:

    Phản ứng phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
    Đó là phản ứng tỏa năng lượng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi so sánh hạt nhân \(^{12}_6C\) và hạt nhân \(^{14}_6C\) , phát biểu nào sau đây đúng?
    • Số nuclôn của hạt nhân \(^{12}_6C\) bằng số nuclôn của hạt nhân \(^{14}_6C\) .
    • Điện tích của hạt nhân \(^{12}_6C\) nhỏ hơn điện tích của hạt nhân \(^{14}_6C\) .
    • Số prôtôn của hạt nhân \(^{12}_6C\) lớn hơn số prôtôn của hạt nhân \(^{14}_6C\) .
    • Số nơtron của hạt nhân \(^{12}_6C\) nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân \(^{14}_6C\) .
    Hướng dẫn giải:

    \(^{12}_6C\) có 12 nuclôn, 6 prôtôn và số nơ trôn là: 12 - 6 = 6
    \(^{14}_6C\) có 14 nuclôn, 6 prôtôn và số nơ trôn là: 14 - 6 = 8
    Do vậy, sô nơtron của hạt nhân \(^{12}_6C\) nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân \(^{14}_6C\) .
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪