Tổng hợp bài tập trắc nghiệm chuyên đề Lý thuyết sóng cơ học trong đề thi các năm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trên một sợi dây có chiều dài \(\ell\) , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là \(v\) không đổi. Tần số của sóng là
    • \(\dfrac{v}{\ell}\)
    • \(\dfrac{v}{2\ell}\)
    • \(\dfrac{2v}{\ell}\)
    • \(\dfrac{v}{4\ell}\)
    Hướng dẫn giải:

    Trên dây hai đầu cố định đang có sóng dừng với 1 bụng sóng, suy ra có 1 bó sóng.
    Chiều dài của dây: \(\ell = \dfrac{\lambda}{2}\)
    \(\Rightarrow \ell = \dfrac{v}{2f}\)
    \(\Rightarrow f = \dfrac{v}{2\ell}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
    • dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
    • dao động với biên độ cực tiểu
    • dao động với biên độ cực đại
    • không dao động
    Hướng dẫn giải:

    Hai nguồn dao động cùng pha thì điểm M trên mặt nước dao động cực đại khi d2 - d1 = kλ.
    Các điểm thuộc trung trực của S1S2 thoả mãn điều kiện: d2 - d1 = 0 (k = 0) nên dao động với biên độ cực đại.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
    • một số lẻ lần nửa bước sóng.
    • một số nguyên lần bước sóng.
    • một số nguyên lần nửa bước sóng.
    • một số lẻ lần bước sóng.
    Hướng dẫn giải:

    Những điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại thoả mãn điều kiện: d2- d1 = kλ.
    Do vậy, hiệu đường đi của sóng từ 2 nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
    • trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
    • gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
    • gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
    • trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
    Hướng dẫn giải:

    Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động của hai điểm đó cùng pha.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một sợi dây chiều dài \(\ell\) căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với \(n\) bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là \(v\). Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
    • \(\dfrac{v}{n\ell}\)
    • \(\dfrac{nv}{\ell}\)
    • \(\dfrac{\ell}{2nv}\)
    • \(\dfrac{\ell}{nv}\)
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện để có sóng dừng trên dây với 2 đầu cố định và n bụng sóng là:
    \(\ell=n.\dfrac{\lambda}{2}=n.\dfrac{v.T}{2}\) \(\Rightarrow T = \dfrac{2\ell}{nv}\)
    Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp dây duỗi thẳng bằng nửa chu kì và bằng: \(\dfrac{T}{2}=\dfrac{\ell}{nv}\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
    • cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
    • cùng tần số, cùng phương
    • có cùng pha ban đầu và cùng biên độ
    • cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
    Hướng dẫn giải:

    Điều kiện để có giao thoa sóng là hai nguồn kết hợp (cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian)