Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tìm các nghiệm nguyên của bất phương trình \(\left|\dfrac{2}{x-13}\right|>\dfrac{8}{9}\)
    • \(x=1;x=2; x = 3\)
    • \(x=16;x=17; x = 18\)
    • \(x=11;x=12;x=13;x=14; x=15\)
    • \(x=11;x=12;x=14;x=15\)
    Hướng dẫn giải:

    Sử dụng máy tính Casio MODE TABLE cho hàm số \(f\left(x\right)=\left|\dfrac{2}{x-13}\right|\) với Start = 1; End = 19; Step = 1.
    Chú ý rằng \(\dfrac{8}{9}=0,888888...\), nhìn bảng giá trị ta thấy đáp số đúng là \(x=11;x=12;x=14;x=15\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải bất phương trình \(\left|\frac{2x-1}{x-1}\right|>2\) .
    • \(\left(1;+\infty\right)\)
    • \(\left(-\infty;\frac{3}{4}\right)\cup\left(3;+\infty\right)\)
    • \(\left(\frac{3}{4};1\right)\)
    • \(\left(\frac{3}{4};+\infty\right)\backslash\left\{1\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta thấy khi \(x=2\) thì vế trái bất phương trình có giá trị 3, do đó \(x=2\) là một nghiệm của bất phương trình. Vì vậy hai đáp số
    \(\left(-\infty;\frac{3}{4}\right)\cup\left(3;+\infty\right)\) và \(\left(\frac{3}{4};1\right)\) đều sai. Từ đó trong hai đáp số còn lại sẽ phải có một đúng, một sai.
    Chú ý rằng \(\left(1;+\infty\right)\) là tập con thực sự của \(\left(\frac{3}{4};+\infty\right)\backslash\left\{1\right\}\)\(=\left(\dfrac{3}{4};1\right)\cup\left(1;+\infty\right)\), do đó chọn \(x=\dfrac{4}{5}\)\(\in\left(\dfrac{3}{4};1\right)\) để thử , ta thấy
    \(x=\dfrac{4}{5}\) cũng là nghiệm, vì vậy đáp số \(\left(1;+\infty\right)\) là sai (thiếu nghiệm \(x=\dfrac{4}{5}\) ) và \(\left(\frac{3}{4};+\infty\right)\backslash\left\{1\right\}\) là đáp số đúng.
    Chú ý: Có thể giải bật phương trình đã cho bằng cách dùng biến đổi tương đương: \(\left|f\left(x\right)\right|>a\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}f\left(x\right)>a\\f\left(x\right)< -a\end{matrix}\right.\) (nếu \(a>0\) )
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm nghiệm nguyên dương nhỏ nhất của bất phương trình \(\left|x+1\right|-\left|x-4\right|>7\).
    • x = 4
    • x = 5
    • x = 6
    • x = 7
    Hướng dẫn giải:

    Các số nguyên dương viết theo thứ tự tăng là 1; 2; 3; ... Sử dụng MTCT (MODE 7 - TABLE) tính các giá trị của hàm số
    \(f\left(x\right)=\left|x+1\right|-\left|x-4\right|\) bắt đầu tại \(x=1\), kết thúc tại \(x=1\), bước nhẩy 1, ta thấy \(1;2;3;4;5\) không là nghiệm, 6 là nghiệm (nguyên dương) nhỏ nhất của bất phương trình đã cho.
    Đáp số: \(x=6\).
    Chú ý: Học sinh có thể xét dấu hai nhị thức bậc nhất \(x+1\) và \(x+4\) để phá giá trị tuyệt đối rồi tìm nghiệm.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hệ bất phương trình \(\begin{cases}5x-2>4x+5\\5x-4< x+2\end{cases}\) . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • \(x=8\) là một nghiệm của hệ.
    • \(x=-\frac{2}{5}\) là một nghiệm của hệ.
    • \(x=\frac{3}{2}\) cũng là một nghiệm của hệ.
    • Tập nghiệm của hệ không chứa cả 3 số \(8;-\dfrac{2}{5};\dfrac{3}{2}\).
    Hướng dẫn giải:

    Sử dụng MTCT, MODE 1, chức năng CALC. Tính giá trị của \(\left(5x-2\right)-\left(4x+5\right)\) lần lượt tại \(x=8;x=-\dfrac{2}{5};x=\dfrac{3}{2}\) ta thấy hai giá trị sau âm suy ra \(x=-\dfrac{2}{5}\) và \(x=\dfrac{3}{2}\) không thỏa mãn bất phương trình đầu, do đó không phải là nghiệm của hệ.
    Dễ thấy \(x=8\) không thỏa mãn bất phương trình thứ hai nên cũng không là nghiệm của hệ. Vậy khẳng định đúng là "Tập nghiệm của hệ không chứa cả ba số \(8;-\dfrac{2}{5};\dfrac{3}{2}\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm nghiệm nguyên nhỏ nhất của hệ bất phương trình \(\begin{cases}\frac{x+1}{2}-\frac{x+2}{3}< 2+\frac{x}{6}\\\frac{3x+5}{4}-1\le\frac{x-2}{3}+x\end{cases}\)
    • x = -1
    • x = 0
    • x = 1
    • x = 2
    Hãy chọn kết luận đúng ?
    Hướng dẫn giải:

    Khử mẫu thức ta được hệ tương đương \(\left\{{}\begin{matrix}3x+3-2x-4< 12+x\\9x+5-12\le4x-8+12x\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow x\ge\dfrac{11}{7}\).
    Các nghiệm nguyên của hệ viết theo thứ tự tăng là 2; 3; 4; ... Nghiệm nguyên nhỏ nhất là \(x=2\).
    Đáp số: \(x=2\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm nghiệm nguyên lớn nhất của hệ bất phương trình : \(\left\{\begin{matrix}0,5\left(2x-5\right)>\frac{2-x}{2}+1\\0,2\left(3x-2\right)+3>\frac{4x}{3}-0,5\left(x-1\right)\end{matrix}\right.\)
    • x = 6
    • x = 7
    • x = 8
    • x = 9
    Hướng dẫn giải:

    Nhân bất phương trình thứ nhất với 2, bất phương trình thứ hai với 30 ta được hệ tương đương sau đây:
    \(\left\{{}\begin{matrix}2x-5>2-x+2\\6\left(3x-2\right)+90>40x-15\left(x-1\right)\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x>3\\x< 9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow3< x< 9\).
    Số nguyên lớn nhất trong khoảng (3;9) là \(x=8\) . Đáp số : \(x=8\) .
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪