Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Đường tròn và ứng dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn (O;3cm), các tiếp tuyến AB và AC vuông góc với nhau. Gọi M là điểm bất kì thuộc cung nhỏ BC. Qua điểm M kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AB và AC theo thứ tự tại D và E. Tính chu vi tam giác ADE.
    • 6cm
    • 12cm
    • 18cm
    • 3cm
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau suy ra: MD = BD và ME = EC.
    Vậy DM + ME = BD + EC.
    \(P_{\Delta ADE}=AD+AE+DE=AD+DB+AE+EC=AB+AC\).
    Mặt khác đi chứng minh được: tứ giác OBAC là hình vuông.
    Vì vậy: AB + AC = 2OC = 6cm.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn (O; 4cm) và điểm A có OA = 5cm. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm. Lấy một điểm M bất kì thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AB, AC theo thứ tự tại D và E. Tính chu vi tam giác ADE.
    Kết quả đúng là:
    • 6cm
    • 12cm
    • 9cm
    • 8cm
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau: BD = DM, ME = EC.
    \(P_{\Delta ADE}=AD+AE+DE=AD+AE+DM+ME\)
    \(=AD+AE+BD+CE=AB+AC=2AB\).
    Áp dụng định lý Pi-ta-go:
    \(AB=\sqrt{OA^2-OB^2}=\sqrt{5^2-4^2}=3\left(cm\right)\).
    Vậy chu vi tam giác ADE là: 2.AB = 2.3 = 6(cm).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn tâm O và O' cắt nhau tại A và B. Biết OA = 7cm, OB = 6cm và AB = 10cm.
    Tính độ dài OO' .
    • \(2\sqrt{6}+\sqrt{11}\left(cm\right)\)
    • \(4\sqrt{6}cm\)
    • \(4\sqrt{11}cm\)
    • \(\sqrt{6}+\sqrt{11}cm\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi AB và OO' cắt nhau tại I. Suy ra I là trung điểm của AB.
    IA = IB = 10 : 2 = 5(cm).
    Áp dụng định lý Pi-ta-go trong tam giác IOA ta có:
    \(OI=\sqrt{OA^2-AI^2}=\sqrt{7^2-5^2}=2\sqrt{6}cm\).
    Áp dụng định lý Pi-ta-go trong tam giác IAO ta có:
    \(O'I=\sqrt{6^2-5^2}=\sqrt{11}cm\).
    \(OO'=OI+IO'=2\sqrt{6}+\sqrt{11}\left(cm\right)\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Kẻ các đường kính AOC và AO'D.
    Chọn câu ĐÚNG:
    • Ba điểm C, B, D thẳng hàng
    • \(AB\perp CD\)
    • OO' //CD
    • Tất cả các câu đều đúng
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Có O là trung điểm của AC và O' là trung điểm của AD.
    Suy ra OO' là đường trung bình của tam giác ACD nên OO' // CD.
    Tam giác ABC nội tiếp nửa đường tròn nên \(\widehat{ABC}=90^o\)
    và tam giác ABD nội tiếp nửa đường tròn nên \(\widehat{ABD}=90^o\).
    Suy ra \(CB\perp AB\) và \(AB\perp BD\) nên ba điểm A, B, D thẳng hàng và \(AB\perp CD\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Gọi I là trung điểm của OO'.
    Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với IA, cắt các đường tròn (O) và (O') tại C và D (khác A).
    Kẻ \(OH\perp AC;OK\perp AD\).
    Chọn câu ĐÚNG:
    • H là trung điểm của AC và K là trung điểm của AD
    • AC = AD
    • AI là đường trung bình của hình thang HKO'O
    • Tứ giác HKO'O là hình chữ nhật
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Theo tính chất liên hệ giữa dây cung và đường kính thì: H và K là trung điểm của AC và AD.
    Suy ra: CA = 2AH và AD = 2AK.
    Theo tính chất từ vuông góc tới song song: OH // IA // O'K.
    Suy ra tứ giác HKO'O là hình thang.
    Có AI đi qua trung điểm I của OO' và OH // IA // O'K nên A là trung điểm của HK.
    Suy ra: AH = AK mà CA = 2AH và AD = 2AK.
    Vì vậy AC = AD.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn đồng tâm. Trong đường tròn lớn vẽ hai dây bằng nhau AB = CD và cùng tiếp xúc với đường tròn nhỏ tại M và N sao cho \(AB\perp CD\) tại I. Tính bán kính của đường tròn nhỏ biết AI = 3cm và IB = 9cm.
    • 3cm
    • 4cm
    • 5cm
    • 6cm
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Ta chứng minh được IA = IC, IB = ID.
    Tứ giác IKOH có ba góc vuông và OH = OK nên là hình vuông. Suy ra: IK = IH = HO = OK.
    CD = IA + IB = 3 + 9 = 12(cm).
    KC = KD = 12:2 = 6(cm).
    IK = KC - IC = 6 - 3 = 3(cm).
    Vậy bán kính đường tròn nhỏ là 3cm.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn đồng tâm. Trong đường tròn lớn vẽ hai dây bằng nhau AB = CD và cùng tiếp xúc với đường tròn nhỏ tại M và N sao cho \(AB\perp CD\) tại I. Biết IA = 3cm và IB = 9cm. Tính bán kính đường tròn nhỏ.
    • 3cm
    • 6cm
    • 12cm
    • 5cm
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    AB = IA + IB = 12(cm).
    Do \(OM\perp AB\) nên M là trung điểm của AB.
    Suy ra: MA = MB = AB:2 = 12:2 = 6(cm).
    IM = AM - IA = 6 - 3 = 3(cm).
    Tứ giác IMON là hình chữ nhật (vì có 3 góc vuông) và OM = ON nên là hình vuông.
    Suy ra: OM = IM = 3cm.