Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Góc với đường tròn và ứng dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn (O;R). Vẽ dây AB sao cho số đo của cung nhỏ AB bằng \(\dfrac{1}{2}\) số đo của cung lớn AB.
    Tính diện tích tam giác AOB.
    • \(\dfrac{R^2\sqrt{3}}{4}\)
    • \(\dfrac{R^2\sqrt{3}}{8}\)
    • \(\dfrac{R^2\sqrt{3}}{3}\)
    • \(\dfrac{R^2\sqrt{3}}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    Số đo của cung nhỏ AB là: \(360^o:3.1=120^o\).
    Số đo của cung lớn AB là: \(360^o-120^o=240^o\).
    Áp dụng công thức:
    \(S_{\Delta AOB}=\dfrac{1}{2}OA.OB.sin\widehat{AOB}=\dfrac{R^2\sqrt{3}}{4}\).
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn đồng tâm (O;R) và (O;R'). Qua điểm M ở ngoài (O;R), vẽ hai tiếp tuyến với (O;R').
    Một tiếp tuyến cắt (O;R) tại A và B (A nằm giữa M và B); một tiếp tuyến cắt(O; R) tại C và D
    (C nằm giữa D và M).
    So sánh số đo hai cung AB và CD.
    • \(sđ\stackrel\frown{AB}=sđ\stackrel\frown{CD}\)
    • \(sđ\stackrel\frown{AB}>sđ\stackrel\frown{CD}\)
    • \(sđ\stackrel\frown{AB}< sđ\stackrel\frown{CD}\)
    • Không so sánh được
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Biết \(\widehat{A}=40^o\).
    So sánh các cung nhỏ AB, AC, BC.
    • \(\stackrel\frown{BC}< \stackrel\frown{AB}=\stackrel\frown{AC}\)
    • \(\stackrel\frown{BC}< \stackrel\frown{AB}< \stackrel\frown{AC}\)
    • \(\stackrel\frown{BC}>\stackrel\frown{AB}>\stackrel\frown{AC}\)
    • \(\stackrel\frown{BC}>\stackrel\frown{AB}=\stackrel\frown{AC}\)
    Hướng dẫn giải:

    Do \(\widehat{A}=40^o\) nên \(\widehat{B}=\widehat{C}=\dfrac{180^o-40^o}{2}=70^o\).
    Vì vậy theo quan hệ giữa góc và cạnh đối diện ta có: \(AB=AC>BC\) nên \(\stackrel\frown{BC}< \stackrel\frown{AB}=\stackrel\frown{AC}\).
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O') cắt nhau tại hai điểm A, B. Vẽ các đường kính AOE, AO'F và BOC. Đường thẳng AF cắt đường tròn (O) tại một điểm thứ hai là D.
    Chọn câu ĐÚNG.
    • AD // CB
    • E, B, F thẳng hàng
    • Các cung nhỏ AB, CD, CE bằng nhau
    • Tất cả các câu trên đều đúng
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Có OO' vuông góc với AB và OO' // EF nên AB và EF vuông góc với nhau. (1)
    Mặt khác \(\widehat{ABE}=90^o\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn). nên AB vuông góc với EB. (2)
    Từ (1) và (2) suy ra E, B, F thẳng hàng.
    Tứ giác ABCE là hình bình hành nên CA // EB nên BF // CA.
    Ta chứng minh được CABF là hình bình hành suy ra AD // BC.
    Vì vậy tứ giác ADBC là hình thang và bốn điểm A, D, B, C cùng thuộc một đường tròn nên ta chứng minh được nó là hình thang cân.
    Suy ra: AB = CD = CE hay các cung nhỏ AB, CD, CE bằng nhau.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai mệnh đề:
    (1) Trong một đường tròn, hai dây bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
    (2) Hình thang có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn là hình thang cân.
    Chọn mệnh đề ĐÚNG trong các mệnh đề dưới đây:
    • Mệnh đề (1) đúng.
    • Mệnh đề (2) đúng.
    • Hai câu trên đều đúng.
    • Hai câu trên đều sai.
    Hướng dẫn giải:

    Chứng minh mệnh đề : Trong một đường tròn, hai dây bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
    Ta chia thành các trường hợp:
    + Trường hợp 1: điểm O nằm bên trong hai đường thẳng song song
    + Trường hợp 2: điểm O nằm bên trên một đường thẳng song song
    + Trường hợp 3: điểm O nằm bên ngoài hai đường thẳng song song
    Từ đó ta cũng suy ra "Hình thang có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn là hình thang cân".
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn O đường kính AB. Từ A và B vẽ hai dây cung AC và BD song song với nhau.
    Qua O vẽ đường thẳng vuông góc AC tại M và BD tại N. So sánh hai dây cung AC và BD.
    Chọn câu SAI:
    • AC = BD
    • Ba điểm O, M, N thẳng hàng
    • Tứ giác ACBD là hình vuông
    • Tam giác AOC là tam giác đều
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Theo tính chất từ vuông góc tới song song ta chứng minh được ba điểm M, O, N thẳng hàng.
    Hai đường thẳng MN và AB cắt nhau tại O.
    Theo định lý Ta-lét: \(\dfrac{AO}{OB}=\dfrac{OM}{ON}=\dfrac{AM}{NB}=1\) nên AM = NB hay AC = DB.
    Suy ra tứ giác ACBD là hình bình hành nên AB và CD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ba điểm D, O, C thẳng hàng.
    Bởi vậy AB = DC ( cùng bằng đường kính của (O)).
    Tứ đó suy ra tứ giác ACBD là hình thoi và \(\widehat{ACB}=90^o\) (góc chắn nửa đường tròn) nên tứ giác ACBD là hình vuông.
    Tam giác AOC vuông cân.