Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Góc với đường tròn và ứng dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho 4 điểm A, B, C và D theo thứ tự trên đường tròn (O) sao cho số đo các cung như sau: \(sđ\stackrel\frown{AB}=40^o,sđ\stackrel\frown{CD}=120^o\). Gọi I là giao điểm của AC và BD. M là giao điểm của DA và CB kéo dài.
    Tính số đo góc AMB.
    • \(80^o\)
    • \(160^o\)
    • \(120^o\)
    • \(90^o\)
    • Đáp số khác
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    \(\widehat{AMB}=\dfrac{1}{2}\left(sđ\stackrel\frown{AB}+sđ\stackrel\frown{CD}\right)\)\(=\dfrac{40^o+120^o}{2}=80^o\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), ta vẽ hai cát tuyến ABC và ADE (B nằm giữa A và C;
    D nằm giữa A và E). Cho biết \(\widehat{A}=50^o\), \(sđ\stackrel\frown{BD}=40^o\).
    Gọi M là giao điểm của BE và DC.
    Tính số đo góc \(\widehat{BMD}\) .
    • \(90^o\)
    • \(120^o\)
    • \(60^o\)
    • \(150^o\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(\widehat{A}=\dfrac{\stackrel\frown{CE}-\stackrel\frown{BD}}{2}\Rightarrow\stackrel\frown{CE}=140^o\)
    Vậy thì \(\widehat{BMD}=\dfrac{\stackrel\frown{BD}+\stackrel\frown{CE}}{2}=\dfrac{40^o+140^o}{2}=90^o\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một điểm C trên nửa đường tròn. Trên tia AC lấy điểm D
    sao cho AD = BC. Qua A kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn rồi lấy AE =AB (A và C cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ AB). Tìm quỹ tích điểm D khi C thay đổi.
    • Nửa đường tròn đường kính AE
    • Nửa đường tròn đường kính AD
    • Đường tròn đường kính AE
    • Đường tròn đường kính AD
    Hướng dẫn giải:

    Ta chứng minh \(\Delta EAD=\Delta ABC\left(c.g.c\right)\).
    Suy ra: \(\widehat{EDA}=\widehat{ACB}=90^o\) và đoạn thẳng AE cố định nên quỹ tích điểm D là nửa đường tròn đường kính AE.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ dây MN = R (điểm M ở trên cung \(\stackrel\frown{AN}\) ). Hai dây AN và BM cắt nhau tại I. Hỏi dây MN di động thì điểm I di động trên đường nào?
    • I nằm trên cung chứa góc \(120^o\) dựng trên đoạn AB
    • I nằm trên cung chứa góc \(150^o\) dựng trên đoạn AB
    • I nằm trên cung chứa góc \(120^o\) dựng trên đoạn MN
    • I nằm trên cung chứa góc \(150^o\) dựng trên đoạn MN
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Tam giác OMN đều (ba cạnh cùng bằng R) nên sđ\(\stackrel\frown{MN}=60^o\).
    Vì vậy sđ\(\stackrel\frown{AM}+\) sđ\(\stackrel\frown{BN}=180^o-60^o=120^o\).
    Suy ra: \(\widehat{IAB}+\widehat{IBA}=\dfrac{1}{2}.120^o=60^o\).
    Suy ra \(\widehat{AIB}=180^o-120^o=60^o\).
    Vậy điểm I nằm trên nằm trên cung chứa góc \(120^o\) dựng trên đoạn AB.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho nửa đường tròn đường kính AB và một dây AC quay quanh A. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B ta vẽ hình vuông ACDE. Tìm quỹ tích điểm D.
    • D di chuyển trên cung chứa góc \(45^o\) dựng trên đoạn AB (nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa C)
    • D di chuyển trên cung chứa góc \(45^o\) dựng trên đoạn AB
    • D di chuyển trên cung chứa góc \(90^o\) dựng trên đoạn AB
    • D di chuyển trên cung chứa góc \(150^o\) dựng trên đoạn AB
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Có \(\widehat{ADC}=\widehat{ADB}=45^o\) và điểm D thuộc nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B.
    nên D di chuyển trên cung chứa góc \(45^o\) dựng trên đoạn AB (nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa C)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ hai nửa đường tròn đường kính AB và AC ra phía ngoài tam giác.
    Qua A vẽ cát tuyến MAN (M thuộc nửa đường tròn đường kính AB, N thuộc nửa đường tròn đường kính AC). Chọn câu đúng trong số các câu dưới đây:
    • Tứ giác BMNC là hình thang vuông.
    • Gọi K là trung điểm của BC thì \(\widehat{KIB}=90^o\)
    • Điểm I thuộc đường tròn đường kính AK
    • Tất cả các câu còn lại đều đúng
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) và \(\widehat{A}=a\left(0^o< a< 90^o\right)\) . Gọi M là một điểm tùy ý trên cung nhỏ AC. Vẽ tia \(Bx\perp AM\), cắt tia CM tại D.
    Tính số đo góc \(\widehat{BDM}\) .
    • \(\widehat{AMD}=90^o-\dfrac{a}{2}\)
    • \(\widehat{AMD}=90^o+\dfrac{a}{2}\)
    • \(\widehat{AMD}=45^o+a\)
    • \(\widehat{AMD}=45^o\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    \(\widehat{AMC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AC}\) lớn.
    \(=\dfrac{1}{2}\left(360^o-a\right)=180^o-\dfrac{a}{2}\).
    \(\widehat{AMD}=180^o-\widehat{AMC}=180^o-\left(180^o-\dfrac{a}{2}\right)=\dfrac{a}{2}\).
    \(\widehat{BDM}=180^o-90^o-\widehat{AMD}=90^o-\dfrac{a}{2}\).
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm E di động trên cạnh AB. Qua B vẽ một đường thẳng vuông góc với tia CE tại D và cắt tia CA tại H. Biết \(\widehat{BCA}=30^o\) , số đo \(\widehat{ADH}\) là bao nhiêu?
    • \(30^o\)
    • \(150^o\)
    • \(60^o\)
    • \(90^o\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Ta chứng minh được tứ giác BDAC nội tiếp.
    Suy ra: \(\widehat{BDA}+\widehat{BCA}=180^o\) \(\Leftrightarrow\widehat{BDA}=180^o-\widehat{BCA}=180^o-30^o=150^o\).
    Có góc HDA và góc BDA kề bù nên: \(\widehat{HDA}=180^o-\widehat{BDA}=30^o\)