Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Góc với đường tròn và ứng dụng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho nửa đường tròn (O;R) có đường kính AB. Từ A và B vẽ các tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn.
    Một góc vuông quay quanh O, hai cạnh của góc cắt Ax và By lần lượt tại C và D.
    Chọn câu đúng:
    • \(\Delta AOC\sim\Delta BDO\)
    • \(AC.BD=R^2\)
    • CD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.
    • Tất cả các câu còn lại đều đúng.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    \(\Delta AOC\sim\Delta BDO\left(g.g\right)\)
    Suy ra: \(\dfrac{AO}{DB}=\dfrac{AC}{BO}\Leftrightarrow BD.AC=AO.BO=R^2\).
    Kẻ \(OF\perp CD\). Ta chứng minh F thuộc đường tròn CD.
    Có \(\widehat{COF}+\widehat{FOD}=90^o\) và \(\widehat{FOD}+\widehat{FOC}=90^o\) nên \(\widehat{COF}=\widehat{FDO}\).
    Suy ra: \(\widehat{AOC}=\widehat{COF}\left(=\widehat{FDO}\right)\).
    Xét tam giác AOC và tam giác FOC có:
    OC chung.
    \(\widehat{AOC}=\widehat{COF}\left(=\widehat{FDO}\right)\)
    Suy ra: \(\Delta AOC=\Delta FOD\left(ch.gn\right)\) nên OF = OA = R.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn (O;R) đường kính AB, tia tiếp tuyến Ax. Trên tia Ax lấy điểm M sao cho \(AM=R\sqrt{3}\). Vẽ tiếp tuyến MC (C là tiếp tuyến). Đường thẳng vuông góc với AB cắt BC tại D.
    Khi đó, khẳng định nào dưới đây là đúng?
    • OM // BD.
    • Tứ giác MDOA là hình chữ nhật.
    • Tứ giác MDBO là hình bình hành.
    • MO là tia phân giác của \(\widehat{AMD}\).
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Có \(\)\(\widehat{ABC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AC}\).
    \(\widehat{AOM}=\dfrac{1}{2}\widehat{AOC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AC}\).
    Suy ra: \(\widehat{ABC}=\widehat{AOM}\).
    Suy ra: OM // BC.
    \(\Delta MAO=\Delta DOB\left(c.g.c\right)\) nên OM = BD.
    Suy ra tứ giác OMDB là hình bình hành.
    Suy ra MD = OB = OD.
    Xét tứ giác MDOA có MD = OA và MA = DO nên là hình bình hành .
    Hơn nữa \(\widehat{OAM}=90^o\) nên tứ giác MDOA là hình chữ nhật.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AT và cát tuyến ABC với đường tròn (B nằm giữa A và C). Gọi H là hình chiếu của T lên OA.
    Các bước chứng minh tứ giác nội tiếp OHBC nội tiếp bị sắp xếp sai thứ tự như sau:
    01.png
    (1) Xét \(\Delta OAC\) và \(\Delta BAH\) có \(\widehat{A}\) chung và \(\dfrac{AB}{AH}=\dfrac{AO}{AC}\) nên \(\Delta OAC\sim\Delta BAH\left(c.g.c\right)\).
    Suy ra: \(\widehat{AHB}=\widehat{OCA}\).
    Suy ra tứ giác OHBC nội tiếp.
    (2) \(\Delta THA\sim\Delta OTA\left(g.g\right)\Rightarrow\dfrac{TA}{OA}=\dfrac{HA}{TA}\) \(\Rightarrow TA^2=AH.AO\).
    (3) Vì \(TA^2=AH.AO=AB.AC\Rightarrow\dfrac{AB}{AH}=\dfrac{AO}{AC}\).
    (4) \(\Delta TAB\sim\Delta CAT\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{AT}{CA}=\dfrac{AB}{AT}\)\(\Rightarrow TA^2=AB.AC\).
    Thứ tự đúng là: (được chọn hai đáp án trở nên )
    • (2) - (4) - (3) - (1)
    • (4) - (2) - (4) - (1)
    • (1) - (4) - (2) - (3)
    • (2) - (3) - (1) - (4)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đường tròn (O). Vẽ hai dây AC và BD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I
    (điểm B nằm trên cung nhỏ AC).
    Chọn câu SAI:
    • BC // AD.
    • Tứ giác ABCD là hình thang cân.
    • \(\widehat{IAD}=45^o\)
    • \(\widehat{BDC}=\widehat{BDA}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png

    Có \(\widehat{BAC}=\widehat{BDC}\)
    Mà \(\widehat{BAD}=\widehat{CDA}\).
    Suy ra: \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\).
    Mà \(\widehat{BAD}+\widehat{CAD}=90^o\) nên \(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}=45^o\).
    Suy ra: \(sđ\stackrel\frown{AB}=sđ\stackrel\frown{CD}=2.45^o=90^o\).
    Vì vậy: \(\widehat{CBD}=\widehat{IAD}=45^o\).
    Từ đó suy ra BC // AD và tứ giác ABCD là hình thang cân.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho nửa đường tròn đường kính BC = 10cm và dây BA = 8cm. Vẽ ra phía ngoài của tam giác ABC các nửa đường tròn đường kính AB và AC.

    01.png
    Tính diện tích hai phần trăng khuyết.
    • \(24cm^2\)
    • \(48cm^2\)
    • \(3\pi+24\left(cm^2\right)\)
    • \(\pi+24\left(cm^2\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Áp dụng định lý Pi-ta-go: \(AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{10^2-8^2}=6\left(cm\right)\).
    Diện tích tam giác ABC là: \(\dfrac{1}{2}AB.AC=\dfrac{1}{2}.8.6=24\left(cm^2\right)\).
    Diện tích nửa đường tròn đường kính BC là:
    \(\dfrac{1}{2}.\left(10:2\right)^2.\pi=\dfrac{25\pi}{2}\left(cm^2\right)\)
    Diện tích nửa đường tròn đường kính AB là:
    \(\dfrac{1}{2}.\left(8:2\right)^2.\pi=8\pi\left(cm^2\right)\)
    Diện tích nửa đường tròn đường kính AC là:
    \(\dfrac{1}{2}.\left(6:2\right)^2.\pi=\dfrac{9\pi}{2}\left(cm^2\right)\)
    Diện tích hai hình viên phân (ứng với đường tròn đường kính BC) là:
    \(\dfrac{25\pi}{2}-24\left(cm^2\right)\)
    Diện tích hai hình trăng khuyết là:
    \(\left(8\pi+\dfrac{9\pi}{2}\right)-\left(16\pi-24\right)=24\left(cm^2\right)\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Biết BC = 2cm, \(\widehat{A}=45^o\).
    Chọn đáp án đúng :
    • Diện tích hình tròn (O) bằng \(2\pi\left(cm^2\right)\)
    • Diện tích của hình viên phân viên giới hạn của dây BC và cung nhỏ BC là \(S_{vp}=\dfrac{\pi-2}{2}\left(cm^2\right)\)
    • Diện tích tam giác OBC là: \(1cm^2\)
    • Tất cả các câu còn lại đều đúng.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Có \(\widehat{BAC}=45^o\Rightarrow\widehat{BOC}=90^o\).
    Ta có: \(OB^2+OC^2=BC^2\)\(\Leftrightarrow2r^2=2^2\)\(\Leftrightarrow r=\sqrt{2}\) (r là bán kính đường tròn (O)).
    Diện tích đường tròn (O) là: \(r^2\pi=\left(\sqrt{2}\right)^2\pi=2\pi\left(cm^2\right)\).
    Diện tích cung BC là:
    \(\dfrac{1}{4}.2\pi=\dfrac{\pi}{2}\left(cm^2\right)\)
    Diện tích tam giác OBC là: \(\dfrac{1}{2}OB.OC=\dfrac{1}{2}.\sqrt{2}.\sqrt{2}=1\left(cm^2\right)\).
    Diện tích hình viên phân giới hạn của dây BC và cung nhỏ BC là: \(\dfrac{\pi}{2}-1\left(cm^2\right)\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC nhọn. Đường tròn đường kính BC cắt AB ở N và cắt AC ở M.
    Gọi H là giao điểm của BM và CN.
    Trong số các câu dưới đây, câu nào là sai?
    • H là trực tâm tam giác ABC.
    • \(\widehat{BMC}=\widehat{BNC}=90^o\).
    • Tiếp tuyến tại N đi qua trung điểm của AH.
    • Tứ giác NAMH nội tiếp.
    • \(MN\perp AH\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    \(\widehat{BMC}\) và \(\widehat{BNC}\) đều là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat{BMC}=\widehat{BNC}=90^o\).
    Có \(CM\perp AB\) và \(BN\perp AC\) nên H là trực tâm tam giác ABC.
    Tứ giác AMHN có \(\widehat{M}=\widehat{N}=90^o\) nên là tứ giác nội tiếp.
    Gọi giao điểm của tiếp tuyến tại N của đường tròn tâm O với AH là K.
    Ta chứng minh K trung điểm của AH.
    Có \(\widehat{ANK}=\widehat{xNC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{NC}\).
    mà \(\widehat{NAH}=\widehat{NBC}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{NC}\).
    Suy ra: \(\widehat{NAK}=\widehat{ANK}\).
    Vì vật tam giác NAK cân tại K hay KA = KN. (1)
    Có \(\widehat{NAK}+\widehat{AHN}=90^o\)
    và \(\widehat{ANK}+\widehat{KNH}=90^o\)
    suy ra: \(\widehat{HKN}=\widehat{KNH}\) .
    Vậy tam giác KNH cân. Vì vậy KN = KH. (2)
    Từ (1) và (2) suy ra: KA = KN = KH.
    Hay K là trung điểm của AH.
    Nếu MN vuông góc với AH thì MN // BC. Điều này chỉ xảy ra khi tam giác ABC cân tại A.