Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đoạn đường AB dài 200km. Cùng một lúc một xe máy đi từ A và một ô-tô đi từ B,
    xe máy và ô-tô gặp nhau ở một địa điểm C cách A 120km. Nếu xe máy khởi hành
    sau ô-tô một giờ thì gặp nhau tại D cách C 24km. Tính vận tốc của ô-tô và xe máy.
    • Vận tốc xe máy 40km/h và vận tốc ô-tô là 60km/h.
    • Vận tốc xe máy 50km/h và vận tốc ô-tô là 60km/h.
    • Vận tốc xe máy 60km/h và vận tốc ô-tô là 80km/h.
    • Vận tốc xe máy 35km/h và vận tốc ô-tô là 60km/h.
    Hướng dẫn giải:

    Gọi vận tốc của xe máy là x (km/h) và vận tốc của ô-tô là y (km/h) (ĐK: 0 < x < y).
    Lần thứ nhất ô-tô đi 120km, xe máy đi 200 - 120 = 80km.
    Ta có phương trình: \(\dfrac{120}{y}=\dfrac{80}{x}\).
    Lần thứ hai xe máy xuất phát chậm hơn nên ta có hình vẽ:
    01.png
    Độ dài AD là: 80 - 24 = 56(km), độ dài BD là: 200 - 56 = 144(km).
    Ta có phương trình : \(\dfrac{56}{x}+1=\dfrac{144}{y}\).
    Ta có hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{120}{x}=\dfrac{80}{y}\\\dfrac{56}{x}+1=\dfrac{144}{y}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{40}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{60}\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=40\\y=60\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\).
    Vậy vận tốc xe máy 40km/h và vận tốc ô-tô là 60km/h.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{5x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{10}\\\dfrac{3}{4x}+\dfrac{3}{4y}=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\)
    • \(x=36,y=12\)
    • \(x=\dfrac{1}{36},y=1=\dfrac{1}{12}\)
    • \(x=2,y=5\)
    • \(x=\dfrac{1}{24},y=\dfrac{1}{8}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{5x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{10}\\\dfrac{3}{4x}+\dfrac{3}{4y}=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\) \(\left(ĐK:x,y\ne0\right)\)
    Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}=a\\\dfrac{1}{y}=b\end{matrix}\right.\left(a,b\ne0\right)\)
    Phương trình đã cho trở thành: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{5}a+b=\dfrac{1}{10}\\\dfrac{3}{4}a+\dfrac{3}{4}b=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{9}{20}a+\dfrac{3}{4}b=\dfrac{3}{40}\\\dfrac{3}{4}a+\dfrac{3}{4}b=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{5}a+b=\dfrac{1}{10}\\\dfrac{3}{10}a=\dfrac{1}{120}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{1}{36}\\b=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\)
    Suy ra \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{36}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=36\\y=12\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\)
    Vậy hệ có nghiệm \(\left(x;y\right)=\left(36;12\right)\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}x-2\sqrt{2}y=\sqrt{3}\\\sqrt{2}x+y=1+\sqrt{6}\end{matrix}\right.\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(\dfrac{2\sqrt{2}}{5}+3,\dfrac{1}{5}\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(\dfrac{2\sqrt{2}}{5}+3,-\dfrac{1}{5}\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(\dfrac{2\sqrt{2}}{5}+3,\dfrac{1+\sqrt{6}}{5}\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(\dfrac{2\sqrt{2}+\sqrt{6}}{5},\dfrac{1+\sqrt{6}}{5}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\left\{{}\begin{matrix}x-2\sqrt{2}y=\sqrt{3}\\\sqrt{2}x+y=1+\sqrt{6}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\sqrt{2}y+\sqrt{3}\\\sqrt{2}\left(2\sqrt{2}y+\sqrt{3}\right)+y=1+\sqrt{6}\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\sqrt{2}y+\sqrt{3}\\4y+\sqrt{6}+y=1+\sqrt{6}\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\sqrt{2}y+3\\y=\dfrac{1}{5}\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{2\sqrt{2}}{5}+3\\y=\dfrac{1}{5}\end{matrix}\right.\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải hệ phương trình \(\left\{{}\begin{matrix}2\left(x+3\right)=3\left(y+1\right)+1\\3\left(x-y+1\right)=2\left(x-2\right)+3\end{matrix}\right.\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(0,\dfrac{2}{3}\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(2,2\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(0,2\right)\)
    • \(\left(x,y\right)=\left(2,\dfrac{2}{3}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\left\{{}\begin{matrix}2\left(x+3\right)=3\left(y+1\right)+1\\3\left(x-y+1\right)=2\left(x-2\right)+3\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2x-3y=-2\\x-3y=-4\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=2\end{matrix}\right.\).
    Vậy hệ phương trình có nghiệm (x;y) = (2;2).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một đội thủy lợi theo kế hoạch phải sửa chữa một đoạn đê trong một thời gian quy định. Biết rằng
    nếu bớt đi 3 người thì đội phải kéo dài thêm 6 ngày, có nếu có thêm hai người thì đội hoàn thành trước
    thời gian quy định 2 ngày. Hỏi đội có bao nhiêu người và kế hoạch dự định là bao nhiêu ngày, nếu năng
    suất của mỗi người là như nhau?
    • Số người của đội là 4 và số ngày hoàn thành theo dự định là 6 ngày.
    • Số người của đội là 6 và số ngày hoàn thành theo dự định là 4 ngày.
    • Số người của đội là 8 và số ngày hoàn thành theo dự định là 10 ngày.
    • Số người của đội là 10 và số ngày hoàn thành theo dự định là 12 ngày.
    Hướng dẫn giải:

    Gọi số người của đội là x (người) và số ngày dự định làm xong công việc là y (ngày) (x , y \(\in\) N*).
    Do số người và số ngày là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên:
    \(\left\{{}\begin{matrix}xy=\left(x-3\right)\left(y+6\right)\\xy=\left(x+2\right)\left(y-2\right)\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6x-3y=18\\-2x+2y=4\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=8\\y=10\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\)
    Vậy số người của đội là 8 người và số ngày hoàn thành theo dự định là 10 ngày.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Dung dịch thứ nhất chứa 30% axit nitơric, dung dịch thứ hai chứa 55% axit nitơric.
    Hỏi phải trộn bao nhiêu lít dung dịch thứ nhất với dung dịch thứ hai để được 100 lít
    dung dịch chứa 50% axit nitơric ?
    • Số lít dung dịch thứ nhất là 20(lít) số lít dung dịch thứ hai là 80(lít).
    • Số lít dung dịch thứ nhất là 40(lít) số lít dung dịch thứ hai là 60(lít).
    • Số lít dung dịch thứ nhất là 45(lít) số lít dung dịch thứ hai là 55(lít).
    • Số lít dung dịch thứ nhất là 30(lít) số lít dung dịch thứ hai là 70(lít).
    Hướng dẫn giải:

    Gọi số lít dung dịch thứ nhất cần phải trộn là x(lít) thì số lít dung dịch thứ hai là y (lít) (x , y > 0).
    Ta có: \(x+y=100\).
    Do dung dịch được trộn chứa 55% axit nitơric nên:
    \(30\%x+55\%y=50\%.100\Leftrightarrow0,3x+0,55y=50\).
    Ta có hệ phương trình:
    \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=100\\0,3x+0,55y=50\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=20\\y=80\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\)
    Vậy số lít dung dịch thứ nhất là 20(lít) số lít dung dịch thứ hai là 80(lít).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hai tổ công nhận cùng làm chung một công việc và dự định hoàn thành trong 6 giờ. Nhưng khi làm
    chung được 5 giờ thì tổ II được điều động đi làm việc khác. Do cải tiến cách làm, năng suất của tổ I
    tăng lên 1,5 lần nên tổ I đã hoàn thành phần việc còn lại trong 2 giờ. Hỏi với năng suất ban đầu, nếu
    mỗi tổ làm một mình thì sau bao nhiêu giờ mới xong được công việc?
    • Số giờ tổ I cần để làm xong công việc 8 (giờ) , số giờ tổ II cần làm để xong việc là 24 giờ.
    • Số giờ tổ I cần để làm xong công việc 6 (giờ) , số giờ tổ II cần làm để xong việc là 20 giờ.
    • Số giờ tổ I cần để làm xong công việc 4 (giờ) , số giờ tổ II cần làm để xong việc là 8 giờ.
    • Số giờ tổ I cần để làm xong công việc 12 (giờ) , số giờ tổ II cần làm để xong việc là 24 giờ.
    Hướng dẫn giải:

    Gọi thời gian nếu làm một mình tổ I làm xong việc là x(giờ), tổ II làm xong việc là y(giờ) (x, y > 0).
    Ta có: \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{6}\).
    Trong 5 giờ hai tổ làm được \(5\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)\).
    Nếu cải tiến năng suất lên 1,5 lần thì mỗi giờ tổ I làm được: \(\dfrac{1}{1,5x}\).
    Ta có phương trình \(5\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)+\dfrac{2}{1,5y}=1\).
    Ta có hệ phương trình:
    \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{6}\\5\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)+\dfrac{2}{1,5y}=1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{6}\\\dfrac{19}{3x}+\dfrac{5}{y}=1\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{8}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{24}\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\).
    Vậy số giờ tổ I cần để làm xong công việc 8 (giờ) , số giờ tổ II cần làm để xong việc là 24 giờ.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một tam giác có chiều cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) cạnh đáy. Nếu tăng chiều cao lên 3dm, giảm đáy đi 2m thì
    diện tích của nó tăng thêm \(12dm^2\). Tính chiều cao và cạnh đáy của tam giác.
    • Cạnh đáy của tam giác là 12dm và chiều cao của tam giác là 9dm.
    • Cạnh đáy của tam giác là 10dm và chiều cao của tam giác là 4dm.
    • Cạnh đáy của tam giác là 16dm và chiều cao của tam giác là 12dm.
    • Cạnh đáy của tam giác là 20dm và chiều cao của tam giác là 15dm.
    Hướng dẫn giải:

    Gọi cạnh đáy của tam giác là x(dm) và chiều cao của tam giác là y(dm) (x ,y > 0).
    Ta có hệ phương trình:
    \(\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{3}{4}x\\\left(y+3\right)\left(x-2\right)=xy+12\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4y-3x=0\\3x-2y=18\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=12\\y=9\end{matrix}\right.\left(tmđk\right)\)
    Vậy cạnh đáy của tam giác là 12dm và chiều cao của tam giác là 9dm.