Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác vuông

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một chiếc diều ABCD có AB = BC và DC = DA , \(\widehat{ADC}=40^o\), \(\widehat{ABC}=90^o\) và AB = 15cm.
    01.png
    Tính độ dài cạnh DA.
    • \(DC\cong29,14\left(cm\right)\)
    • \(DC\cong30\left(cm\right)\)
    • \(DC\cong27,14\left(cm\right)\)
    • \(DC\cong25,44\left(cm\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    02.png
    \(AC=\sqrt{AB^2+AC^2}=15\sqrt{2}\)cm.
    Gọi I là giao điểm của AC và BD. Ta chứng minh được I là trung điểm của BD và AC.
    \(AI=IC=\dfrac{AC}{2}=\dfrac{15\sqrt{2}}{2}\left(cm\right)\).
    \(\widehat{CDI}=\widehat{IDA}=20^o\).
    \(DC=\dfrac{IC}{cot\widehat{IDC}}\cong29,14\left(cm\right)\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình vẽ:
    01.png
    Trong các hệ thức sau, hệ thức nào không đúng?
    • \(\alpha+\beta=90^o\)
    • \(sin\alpha=cos\beta\)
    • \(sin^2\alpha+sin^2\beta=1\)
    • \(cot\alpha=tan\left(90^o-\beta\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Do \(\alpha,\beta\) là hai góc nhọn trong tam giác vuông nên: \(\alpha+\beta=90^o\) từ đó suy ra \(sin\alpha=cos\beta\).
    \(sin^2\alpha+cos^2\beta=sin^2\alpha+cos^2\alpha=1\).
    Nếu \(\alpha+\beta=90^o\) thì \(cot\alpha=tan\beta\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Biết đường cao AH = 14cm và \(\dfrac{HB}{HC}=\dfrac{1}{4}\).
    Tính chu vi tam giác ABC.
    • \(\sqrt{245}+\sqrt{980}+35\left(cm\right)\)
    • 67cm
    • 70cm
    • \(35+\sqrt{245}\left(cm\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Áp dụng hệ thức trong tam giác vuông ABC ta có:
    \(AH^2=BH.HC\Leftrightarrow HB.HC=196\). (1)
    Có \(\dfrac{HB}{HC}=\dfrac{1}{4}\Leftrightarrow HC=4HB\). (2)
    Từ (1) và (2) suy ra: \(4HB.HB=196\Leftrightarrow HB=7\) (cm)
    Suy ra: HC = 28cm.
    \(AB=\sqrt{14^2+7^2}=\sqrt{245}cm\).
    \(AC=\sqrt{28^2+14^2}=\sqrt{980}cm\).
    BC = 7 + 28 = 35(cm).
    Chu vi tam giác ABC bằng: \(\sqrt{245}+\sqrt{980}+35\left(cm\right)\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hình thang cân ABCD ( AB//CD) biết AB = 26 cm, AD = 10 cm và đường chéo AC vuông góc với cạnh bên BC. Tính diện tích của hình thang ABCD.( Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
    • \(176,8cm^2\)
    • \(178cm^2\)
    • \(180cm^2\)
    • \(200cm^2\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Do tứ giác ABCD là hình thang nên AD = BC = 10cm.
    \(AC=\sqrt{AB^2-BC^2}=\sqrt{26^2-10^2}=24\left(cm\right)\).
    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác:
    \(\dfrac{1}{CH^2}=\dfrac{1}{AC^2}+\dfrac{1}{BC^2}=\dfrac{1}{24^2}+\dfrac{1}{10^2}=\dfrac{169}{14400}\).
    Suy ra: \(CH=\dfrac{120}{13}\left(cm\right)\).
    \(HB^2=BC^2-CH^2=10^2-\left(\dfrac{120}{13}\right)^2\Leftrightarrow HB=\dfrac{50}{13}\)cm.
    CD = EH = \(AB-2HB=26-2.\dfrac{50}{13}=\dfrac{160}{13}\)cm.
    Diện tích hình thang ABCD bằng:
    \(\left(AB+CD\right).\dfrac{CH}{2}=\left(26+\dfrac{160}{13}\right).\dfrac{120}{13.2}\cong176,8cm^2\).