Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét elip \(\left(E\right):x^2+4y^2=1\) và các mệnh đề:
    (1) \(\left(E\right)\) có trục lớn bằng 1 ; (2) \(\left(E\right)\) có trục nhỏ bằng 4.
    (3) Điểm \(F\left(0;\dfrac{\sqrt{3}}{2}\right)\) là một tiêu điểm của \(\left(E\right)\) ; (4) Tiêu cự của \(\left(E\right)\) bằng 3.
    Mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề sau?
    • (1)
    • (2) và (4)
    • (3) và (1)
    • (4)
    Hướng dẫn giải:

    Viết lại phương trình của \(\left(E\right)\) : \(x^2+4y^2=1\Leftrightarrow\dfrac{x^2}{1^2}+\dfrac{y^2}{\left(\dfrac{1}{2}\right)^2}=1\)
    Từ đó suy ra \(a^2=1;b^2=\dfrac{1}{4}\Rightarrow c^2=a^2-b^2=\dfrac{3}{4}\). Do đó \(a=1,b=\dfrac{1}{2},c=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\). Vì vậy:
    - \(\left(E\right)\) có trục lớn bằng \(2a=2\); trục nhỏ bằng \(2b=1\). Do đó (1) và (2) đều sai.
    -Tiêu điểm của \(\left(E\right)\) là \(F\left(\dfrac{\sqrt{3}}{2};0\right),F'\left(-\dfrac{\sqrt{3}}{2};0\right)\) nên mệnh đề (3) đúng.
    - \(\left(E\right)\)có tiêu cự bằng \(2c=\sqrt{3}\) nên mệnh đề (4) đúng
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một elip có trục lớn bằng 26, tỉ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn bằng \(\dfrac{12}{13}\). Trục nhỏ của elip bằng bao nhiêu?
    • 5
    • 10
    • 12
    • 24
    Hướng dẫn giải:

    Từ giả thiết suy ra \(2a=26\Leftrightarrow a=13\). Tỷ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn là \(\dfrac{c}{a}=\dfrac{12}{13}\Leftrightarrow\dfrac{c^2}{a^2}=\dfrac{12^2}{13^2}\Leftrightarrow\dfrac{a^2-b^2}{a^2}=\dfrac{12^2}{13^2}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{13^2-b^2}{13^2}=\dfrac{12^2}{13^2}\Leftrightarrow b^2=13^2-12^2=5^2\Leftrightarrow b=5\)
    Trục nhỏ của elip bằng \(2b=10\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho elip (E): \(4x^2+9y^2=36\). Khẳng định nào sai trong các khẳng định sau?
    • (E) có trục lớn bằng 6
    • (E) có trục nhỏ bằng 4
    • (E) có tiêu cự bằng \(\sqrt{5}\)
    • (E) có tỉ số \(\dfrac{c}{a}=\dfrac{\sqrt{5}}{3}\)
    Hướng dẫn giải:

    Vì \(4x^2+9y^2=36\Leftrightarrow\dfrac{4x^2}{36}+\dfrac{9y^2}{36}=1\Leftrightarrow\dfrac{x^2}{9}+\dfrac{y^2}{4}=1\) suy ra \(a=3,b=2,c=\sqrt{9-4}=\sqrt{5}\). Do đó:
    (E) có trục lớn bằng \(2a=6\), trục nhỏ bằng \(2b=4\), tiêu cự bằng \(2c=2\sqrt{5}\), tỉ số \(\dfrac{c}{a}=\dfrac{\sqrt{5}}{3}\).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Viết phương trình chính tắc của elip có hai đỉnh là \(A\left(-3;0\right),A'\left(3;0\right)\) và hai tiêu điểm là \(F\left(-1;0\right),F'\left(1;0\right)\)
    • \(\dfrac{x^2}{9}+\dfrac{y^2}{1}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{9}+\dfrac{y^2}{8}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{8}+\dfrac{y^2}{9}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{1}+\dfrac{y^2}{9}=1\)
    Hướng dẫn giải:

    Elip với phương trình chính tắc \(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1\) có các đỉnh là \(A\left(-a;0\right),A'\left(a;0\right),B\left(0;-b\right),B'\left(0;b\right)\) và hai tiêu điểm \(F\left(-c;0\right),F'\left(c;0\right)\) trong đó \(c=\sqrt{a^2-b^2}\).
    Từ giả thiết suy ra \(\left\{{}\begin{matrix}a=3\\\sqrt{a^2-b^2}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=3\\b^2=a^2-1=8\end{matrix}\right.\). Vì vậy elip đã cho có phương trình chính tắc là \(\dfrac{x^2}{9}+\dfrac{y^2}{8}=1\).
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho elip (E) có phương trình \(\dfrac{x^2}{100}+\dfrac{y^2}{36}=1\). Khẳng định nào sai trong các khẳng định sau?
    • Bốn đỉnh của (E) là \(A\left(-10;0\right),A'\left(10;0\right),B\left(0;-6\right),B'\left(0;6\right)\)
    • Hai tiêu điểm của (E) là \(F\left(-8;0\right),F'\left(8;0\right)\)
    • (E) là tập hợp các điểm trong mặt phẳng sao cho \(MF+MF'=18\)
    • Tỷ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn bằng 0,8
    Hướng dẫn giải:

    Từ phương trình của (E) suy ra \(a^2=100,b^2=36,c^2=64\Rightarrow a=10,b=6,c=8\). Theo định nghĩa, (E) là tập hợp các điểm trong mặt phẳng sao cho
    \(MF+MF'=2a=20\).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của elip (E) có độ dài trục nhỏ bằng 12 và tiêu cự bằng 16 ?
    • \(\dfrac{x^2}{81}+\dfrac{y^2}{49}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{100}+\dfrac{y^2}{36}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{64}+\dfrac{y^2}{25}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{10}+\dfrac{y^2}{6}=1\)
    Hướng dẫn giải:

    (E) có phương trình tổng quát \(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1\). Từ giả thiết suy ra \(\left\{{}\begin{matrix}2b=12\\2c=16\end{matrix}\right.\) trong đó \(c^2=a^2-b^2\). Từ đó \(\left\{{}\begin{matrix}b=6,c=8\\a^2=c^2+b^2=6^2+8^2=10^2\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=10\\b=6,c=8\end{matrix}\right.\).
    Phương trình chính tắc của (E) là \(\dfrac{x^2}{100}+\dfrac{y^2}{36}=1\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Viết phương trình chính tắc của elip (E) đi qua điểm \(M\left(13;0\right)\) và có hai tiêu điểm là \(F\left(12;0\right),F'\left(-12;0\right)\)
    • \(\dfrac{x^2}{169}+\dfrac{y^2}{64}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{169}+\dfrac{y^2}{25}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{25}+\dfrac{y^2}{169}=1\)
    • \(\dfrac{x^2}{169}+\dfrac{y^2}{49}=1\)
    Hướng dẫn giải:

    (E) có phương trình tổng quát \(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1\), trong đó \(c^2=a^2-b^2\). Từ giả thiết suy ra \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{13^2}{a^2}+\dfrac{0^2}{b^2}=1\\c=12\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a^2=13^2\\12^2=a^2-b^2\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a^2=13^2\\b^2=a^2-12^2=13^2-12^2=5^2\end{matrix}\right.\)
    Phương trình chính tắc của (E) là \(\dfrac{x^2}{169}+\dfrac{y^2}{25}=1\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho elip (E):\(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1.\) Biết rằng (E) qua \(M\left(2;3\right)\). Điểm nào sau đây không nằm trên elip (E)?
    • \(M_1\left(-2;3\right)\)
    • \(M_2\left(2;-3\right)\)
    • \(M_3\left(-2;-3\right)\)
    • \(M_4\left(3;2\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Khi thay \(x\) bởi \(-x\) hay thay \(y\) bởi \(-y\) , biểu thức \(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}\) không thay đổi. vì vậy nếu \(M\in\left(E\right)\) thì \(M_1,M_2,M_3\) cũng thuộc (E).
    Nếu \(M,M_4\) cùng thuộc (E) thì \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{4}{a^2}+\dfrac{9}{b^2}=1\\\dfrac{9}{a^2}+\dfrac{4}{b^2}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\dfrac{1}{a^2}=\dfrac{1}{b^2}=\dfrac{1}{13}\Rightarrow a=b=0\)\(\Rightarrow c=0\Rightarrow F\equiv F'\), Điều này trái với định nghĩa của elip.