Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Phương trình bậc hai một ẩn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xác đinh hệ số b, c để phương trình \(2x^2+bx+c=0\) có nghiệm \(x=1\) và \(x=2\).
    • \(b=-6,c=4\)
    • \(b=2;c=-3\)
    • \(b=6,c=-2\)
    • \(b=-6,c=-5\)
    Hướng dẫn giải:

    Phương trình \(2x^2+bx+c=0\) có nghiệm \(x=1\) nên:
    \(2.1^2+b.1+c=0\Leftrightarrow b+c=-2\).
    Phương trình \(2x^2+bx+c=0\) có nghiệm \(x=2\) nên:
    \(2.2^2+b.2+c=0\)\(\Leftrightarrow2b+c=-8\).
    Ta có hệ phương trình:
    \(\left\{{}\begin{matrix}b+c=-2\\2b+c=-8\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-6\\c=4\end{matrix}\right.\).
    Vậy \(b=-6,c=4\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình sau: \(3x^2+4x+1=2x^2-3x-6\).
    • \(x_1=\dfrac{-7+\sqrt{21}}{2}\), \(x_2=\dfrac{-7-\sqrt{21}}{2}\)
    • \(x_1=\dfrac{-7+\sqrt{77}}{2}\), \(x_2=\dfrac{-7-\sqrt{77}}{2}\)
    • \(x_1=\dfrac{-7+\sqrt{3}}{2}\), \(x_2=\dfrac{-7-\sqrt{3}}{2}\)
    • \(x_1=\dfrac{-7+\sqrt{49}}{2}\), \(x_2=\dfrac{-7-\sqrt{49}}{2}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(3x^2+4x+1=2x^2-3x-6\)
    \(\Leftrightarrow x^2+7x+7=0\)
    \(\Delta=7^2-4.7=21\).
    \(x_1=\dfrac{-7+\sqrt{21}}{2}\) hoặc \(x_2=\dfrac{-7-\sqrt{21}}{2}\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \(\dfrac{1}{2}\left(x+2\right)^2=-\dfrac{2}{3}x-8\) .
    • Phương trình vô nghiệm
    • \(\left[{}\begin{matrix}x=2\\x=3\end{matrix}\right.\)
    • \(\left[{}\begin{matrix}x_1=-\dfrac{2}{3}\\x_2=-4\end{matrix}\right.\)
    • \(\left[{}\begin{matrix}x_1=-\dfrac{2}{5}\\x_2=-3\end{matrix}\right.\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\dfrac{1}{2}\left(x+2\right)^2=-\dfrac{2}{3}x-8\)
    \(\Leftrightarrow3\left(x+2\right)^2=-4x-48\)
    \(\Leftrightarrow3\left(x^2+4x+4\right)+4x+48=0\)
    \(\Leftrightarrow3x^2+16x+60=0\)
    \(\Delta=16^2-4.3.60=-464\).
    Vậy phương trình vô nghiệm.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \(\dfrac{\left(x+2\right)^2}{4}+\dfrac{\left(x-1\right)^2}{3}=\dfrac{\left(x+1\right)\left(x-1\right)}{2}+\dfrac{x\left(x+2\right)}{6}\).
    • \(x=\pm\sqrt{22}\)
    • \(x_1=\dfrac{1}{2},x_2=\dfrac{2}{3}\)
    • \(x_1=3\)
    • \(x_1=-\dfrac{6}{7},x_2=-\dfrac{4}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\dfrac{\left(x+2\right)^2}{4}+\dfrac{\left(x-1\right)^2}{3}=\dfrac{\left(x+1\right)\left(x-1\right)}{2}+\dfrac{x\left(x+2\right)}{6}\)
    \(\Leftrightarrow3.\left(x+2\right)^2+4.\left(x-1\right)^2=6\left(x+1\right)\left(x-1\right)+2x\left(x+2\right)\)
    \(\Leftrightarrow3\left(x^2+4x+4\right)+4\left(x^2-2x+1\right)=6\left(x^2-1\right)+2x^2+4x\)
    \(\Leftrightarrow x^2\left(3+4-6-2\right)+x\left(12-8x-4x\right)+12+4+6=0\)
    \(\Leftrightarrow-x^2+22=0\)
    \(\Leftrightarrow x=\pm\sqrt{22}\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Với giá trị nào của m thì phương trình \(mx^2+\left(m-1\right)x+4\) có nghiệm kép?
    • \(m_1=9+4\sqrt{5},m_2=9-4\sqrt{5}\)
    • \(m_1=9+4\sqrt{5}\)
    • \(m_1=-\dfrac{5}{6},m_2=-\dfrac{2}{3}\)
    • \(m_1=-\dfrac{7}{8},m_2=-\dfrac{4}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(mx^2+\left(m-1\right)x+4\)
    Phương trình có nghiệm kép khi:
    \(\left\{{}\begin{matrix}a\ne0\\\Delta=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m\ne0\\\left(m-1\right)^2-4.4.m=0\end{matrix}\right.\)
    Giải \(\left(m-1\right)^2-4.4m=0\)
    \(\Leftrightarrow m^2-18m+1=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m_1=9+4\sqrt{5}\\m_2=9-4\sqrt{5}\end{matrix}\right.\) (thỏa mãn điều kiện \(m\ne0\))
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Với giá trị nào của m thì phương trình \(mx^2+\left(2m^2-1\right)x+3=0\) có nghiệm \(x=3\) ?
    • Có hai giá trị của m thỏa mãn là \(m_1=0,m_2=-\dfrac{3}{2}\)
    • \(m=-\dfrac{3}{2}\)
    • \(m=\dfrac{2}{3}\)
    • \(m=-\dfrac{4}{5}\)
    Hướng dẫn giải:

    Phương trình \(mx^2+\left(2m^2-1\right)x+3=0\) có nghiệm \(x=3\) nên:
    \(m.3^2+\left(2m^2-1\right).3+3=0\)
    \(\Leftrightarrow6m^2+9m=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m_1=0\\m_2=-\dfrac{3}{2}\end{matrix}\right.\)