Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Phương trình bậc hai một ẩn

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong dịp kỉ niệm 57 ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam có 180 học sinh điều hành về tham quan diễu hành . Nếu dùng loại xe lớn chuyên chở một lượt hết số học sinh thì phải điều động ít hơn dùng loại xe nhỏ là 2 chiếc. Biết rằng mỗi nghế ngồi một học sinh và mỗi xe lớn nhiều hơn xe nhỏ là 15 chỗ ngồi. Tính số xe lớn nếu xe đó được huy động.
    • 4 xe
    • 6 xe
    • 8 xe
    • 10 xe
    Hướng dẫn giải:

    01.png
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một phòng họp có 360 ghế ngồi được xếp thành dãy và số ghế của từng dãy đều như nhau. Nếu số dãy tăng thêm 1 và số ghế của mỗi dãy tăng thêm 1 thì phòng có 400 ghế. Hỏi trong phòng họp có bao nhiêu dãy ghế, mỗi dãy có bao nhiêu ghế? Biết số dãy ghế ít hơn số ghế trên dãy.
    • Số dãy là 15, số ghế trên dãy là 24
    • Số dãy là 24, số ghế trên dãy là 15
    • Số dãy là 10, số ghế trên dãy là 15
    • Số dãy là 12, số ghế trên dãy là 24
    Hướng dẫn giải:

    Gọi số dãy của ghế của phòng học là x(dãy, x \(\in\) N*),
    Ta có số người của từng dãy là: \(\dfrac{360}{x}\) (người).
    Số ghế sau khi tăng thêm 1 người trên dãy là: \(\dfrac{360}{x}+1\) (ghế).
    Vì sau khi tăng số dãy tăng thêm và số ghế của mỗi dãy tăng thêm 1, thì trong phòng có 400 ghế. Do đó ta có phương trình:
    \(\left(x+1\right)\left(\dfrac{360}{x}+1\right)=400\).
    Giải phương trình ta được: \(x_1=15,x_2=24\left(tmđk\right)\).
    Vậy nếu số dãy là 15 thì số ghế trên dãy là 24.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xác định tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số \(y=4x+5\) và \(y=x^2\) .
    • \(A\left(5;25\right)\) và \(B\left(-1;1\right)\)
    • \(A\left(3;9\right)\) và \(B\left(-1;1\right)\)
    • \(A\left(-2;4\right)\) và \(B\left(5;25\right)\)
    • \(A\left(-2;4\right)\) và \(B\left(-1;1\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Xét phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số:
    \(x^2=4x+5\Leftrightarrow x^2-4x-5=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x_1=5\\x_2=-1\end{matrix}\right.\)
    Với \(x=5\Rightarrow y=5^2=25\)\(\Rightarrow A\left(5;25\right)\).
    Với \(x=-1\Rightarrow y=\left(-1\right)^2=1\)\(\Rightarrow B\left(-1;1\right)\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \(3\left(x+1\right)^2+4\left(x+1\right)=2x^2+5x\).
    • Phương trình vô nghiệm.
    • Phương trình có hai nghiệm \(x_1=2;x_2=3\)
    • Phương trình có nghiệm duy nhất \(x=4\).
    • Phương trình có hai nghiệm \(x_1=2;x_2=4\)
    Hướng dẫn giải:

    \(3\left(x+1\right)^2+4\left(x+1\right)=2x^2+5x\)
    \(\Leftrightarrow3\left(x^2+2x+1\right)+4x+4=2x^2+5x\)
    \(\Leftrightarrow3x^2+6x+3+4x+4-2x^2-5x=0\)
    \(\Leftrightarrow x^2+5x+7=0\)
    \(\Delta=5^2-4.7=-3< 0\)
    Vậy phương trình vô nghiệm.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \(\dfrac{x^2+14x}{x^3+8}=\dfrac{x}{x+2}\) .
    • \(S=\left\{0;-2;5\right\}\)
    • \(S=\left\{0;-2;3\right\}\)
    • \(S=\left\{-2;3;-4\right\}\)
    • \(S=\left\{-4;5;6\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\dfrac{x^2+14x}{x^3+8}=\dfrac{x}{x+2}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x^2+14x}{\left(x+2\right)\left(x^2-2x+4\right)}=\dfrac{x}{x+2}\)
    \(\Leftrightarrow\dfrac{x^2+14x}{\left(x+2\right)\left(x^2-2x+4\right)}=\dfrac{x\left(x^2-2x+4\right)}{\left(x+2\right)\left(x^2-2x+4\right)}\)
    \(\Leftrightarrow x\left(x^2-2x+4\right)=x^2+14x\)
    \(\Leftrightarrow x^3-2x^2+4x-x^2-14x=0\)
    \(\Leftrightarrow x^3-3x^2-10x=0\)
    \(\Leftrightarrow x\left(x^2-3x-10\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow x\left(x+2\right)\left(x-5\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x+2=0\\x-5=0\end{matrix}\right.\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=-2\\x=5\end{matrix}\right.\).
    Vậy phương trình có tập nghiệm là \(S=\left\{0;-2;5\right\}\).
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giải phương trình \(2x^4+3x^2-2x+1=4x^2+2-2x\).
    • \(S=\left\{-1;1\right\}\)
    • \(S=\left\{-2;1\right\}\)
    • \(S=\left\{-1;-2\right\}\)
    • \(S=\left\{-2;3\right\}\)
    Hướng dẫn giải:

    \(2x^4+3x^2-2x+1=4x^2+2-2x\)
    \(\Leftrightarrow2x^4-x^2-1=0\)
    \(\Leftrightarrow\left(x^2-1\right)\left(2x^2+1\right)=0\)
    \(\Leftrightarrow x^2-1=0\)
    \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=1\\x=-1\end{matrix}\right.\).
    Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(S=\left\{-1;1\right\}\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một đội xe phải chở 168 tấn thóc. Nếu tăng thêm 6 xe và chở thêm 12 tấn thóc thì mỗi xe chở nhẹ hơn là 1 tấn. Hỏi lúc đầu đội có bao nhiêu xe?
    • 24 xe.
    • 26 xe.
    • 48 xe.
    • 20 xe.
    Hướng dẫn giải:

    Gọi số xe lúc đầu của đội là x(chiếc , x \(\in\) N*)
    Số thóc lúc đầu mỗi xe phải chở là: \(\dfrac{168}{x}\) (tấn).
    Số xe sau khi tăng thêm 6 xe là: \(x+6\) (chiếc).
    Sau khi tăng 6, số thóc thêm 12 tấn thì số thóc mỗi xe cần phải chở là:\(\dfrac{168+12}{x+6}=\dfrac{180}{x+6}\) (tấn).
    Vì số thóc mỗi xe chở nhẹ hơn 1 tấn sau khi tăng số xe và thêm 12 tấn do đó ta có phương trình:
    \(\dfrac{168}{x}-\dfrac{180}{x+6}=1\Leftrightarrow x^2+18x-1008=0\).
    Ta được \(x=24\left(tmđk\right)\).
    Vậy số xe lúc đầu là 24 xe.