Tổng hợp bài tập trắc nghiệm rèn luyện tư duy chuyên đề Vectơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC. M là một điểm trên cạnh BC sao cho \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{BC}\). Hãy khai triển vecto \(\overrightarrow{AM}\) qua \(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\).
    • \(\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi N là trung điểm của BC thì \(\overrightarrow{BN}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BC}\) và từ giả thiết suy ra \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BN}\Rightarrow M\) là trung điểm của BN. Do đó \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AN}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC. M là một điểm trên cạnh BC sao cho \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{BC}\). Hãy khai triển vecto \(\overrightarrow{AM}\) qua \(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\).
    • \(\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\)
    • \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AC}\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Gọi N là trung điểm của BC thì \(\overrightarrow{BN}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BC}\) và từ giả thiết suy ra \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BN}\Rightarrow M\) là trung điểm của BN. Do đó \(\overrightarrow{AM}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AN}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{2}\overrightarrow{AC}\right)=\dfrac{3}{4}\overrightarrow{AB}+\dfrac{1}{4}\overrightarrow{AC}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các vec tơ sau đây, vecto nào bằng vecto \(\overrightarrow{AC}\) ?
    01.png
    • \(\overrightarrow{OB}\)
    • \(\overrightarrow{OC}\)
    • \(\overrightarrow{OD}\)
    • \(\overrightarrow{ON}\)
    Hướng dẫn giải:

    Từ hình vẽ ta thấy
    A(1;0), B(2;0), C(3;0), D(4;0), N(-2;0) suy ra \(\overrightarrow{AC}=\left(3-1;0-0\right)=\left(2;0\right)\), \(\overrightarrow{OB}\left(2;0\right),\overrightarrow{OC}\left(3;0\right)\),
    \(\overrightarrow{OD}\left(4;0\right)\). Do đó chỉ có vecto \(\overrightarrow{OB}\) bằng vecto \(\overrightarrow{AC}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào SAI?
    • \(\overrightarrow{a}=\left(-3;0\right)\) và \(\overrightarrow{i}=\left(1;0\right)\) là hai vec tơ ngược hướng
    • \(\overrightarrow{a}=\left(3;4\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(-3;-4\right)\) là hai vec tơ đối nhau
    • \(\overrightarrow{a}=\left(3;4\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(4;3\right)\) là hai vec tơ đối nhau
    • Hai vec tơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có hoành độ bằng nhau và tung độ bằng nhau
    Hướng dẫn giải:

    Trong các khẳng định trên, khẳng định "\(\overrightarrow{a}=\left(3;4\right)\) và \(\overrightarrow{b}=\left(4;3\right)\) là hai vec tơ đối nhau" sai vì
    \(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\left(7;7\right)\ne\overrightarrow{0}\Rightarrow\)\(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) không phải là hai vecto đối nhau.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào SAI?
    • Tọa độ điểm A là tọa độ của vec tơ \(\overrightarrow{OA}\).
    • Điểm A nằm trên trục hoành thì có tung độ bằng 0.
    • Điểm A nằm trên trục tung thì có hoành độ bằng 0.
    • Hoành độ và tung độ của điểm A bằng nhau khi và chỉ khi A nằm trên tia phân giác của góc phần tư thứ nhất.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Phát biểu sau là SAI:
    "Hoành độ và tung độ của điểm A bằng nhau khi và chỉ khi A nằm trên tia phân giác của góc phần tư thứ nhất."
    Phát biểu đúng là:
    "Hoành độ và tung độ của điểm A bằng nhau khi và chỉ khi A nằm trên tia phân giác của góc phần tư thứ nhất hoặc góc phần tư thứ ba."
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tam giác ABC có B(9 ; 7) , C(11 ; -1), M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Tìm tọa độ của vec tơ \(\overrightarrow{MN}\) .
    • \(\left(2;-8\right)\)
    • \(\left(1;-4\right)\)
    • \(\left(10;6\right)\)
    • \(\left(5;3\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    MN là đường trung bình của tam giác ABC nên
    \(\overrightarrow{MN}=\frac{1}{2}\overrightarrow{BC}=\frac{1}{2}\left(x_C-x_B;y_C-y_B\right)=\frac{1}{2}\left(11-9;-1-7\right)=\frac{1}{2}\left(2;-8\right)=\left(1,-4\right)\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho ba điểm A(-1 ; 5) , B(5 ; 5), C(-1 ; 11). Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng ?
    • A, B, C thẳng hàng
    • \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\) cùng phương
    • \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\) không cùng phương
    • \(\overrightarrow{AC}\) và \(\overrightarrow{BC}\) cùng phương
    Hướng dẫn giải:

    Ta có: \(\overrightarrow{AB}=\left(x_B-x_A;y_B-y_A\right)=\left(5+1;5-5\right)=\left(6;0\right)\)
    \(\overrightarrow{AC}=\left(x_C-x_A;y_C-y_A\right)=\left(-1+1;11-5\right)=\left(0;6\right)\)
    Nhận thấy \(\overrightarrow{AB}\) cùng phương với vec tơ \(\overrightarrow{i}\) (trục hoành) trong khi \(\overrightarrow{AC}\) cùng phương với vec tơ \(\overrightarrow{j}\) (trục tung). Vậy A, B, C không thẳng hàng và các vec tơ \(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\) không cùng phương.
    Khẳng định đúng là :" \(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}\) không cùng phương".
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm số thực x để hai vecto \(\overrightarrow{a}=\left(-8;2\right)\) , \(\overrightarrow{b}=\left(4;x\right)\) cùng phương.
    • \(x=-2\)
    • \(x=-1\)
    • \(x=0\)
    • \(x=1\)
    Hướng dẫn giải:

    \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{b}\) cùng phương khi và chỉ khi có số \(k\) sao cho
    \(\overrightarrow{b}=k.\overrightarrow{a}\)\(\Leftrightarrow\)\(\left(4;x\right)=k.\left(-8;2\right)\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4=-8k\\x=2k\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}k=-\dfrac{1}{2}\\x=-1\end{matrix}\right.\)
    Hay là: \(\left(-8;2\right)=k\left(4;x\right)\)
    \(\left(-8;2\right)=\left(4k;xk\right)\)
    \(\begin{cases}-8=4k\\2=xk\end{cases}\)
    Từ phương trình trên suy ra \(k=-2\) thay vào phương trình dưới ta được \(x=-1\).