Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Bài toán suy luận tổng hợp và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i_1=I_0\cos(100\pi t + \frac{\pi}{4})(A)\). Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i_2=I_0\cos(100\pi t - \frac{\pi}{12})(A)\). Điện áp hai đầu đoạn mạch là
    • \(u=60\sqrt2\cos(100\pi t - \frac{\pi}{12})(V)\).
    • \(u=60\sqrt2\cos(100\pi t - \frac{\pi}{6})(V)\).
    • \(u=60\sqrt2\cos(100\pi t + \frac{\pi}{12})(V)\).
    • \(u=60\sqrt2\cos(100\pi t + \frac{\pi}{6})(V)\).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở \(R\) mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là \(100\Omega\). Khi điều chỉnh \(R\) thì tại hai giá trị \(R_1\) và \(R_2\) công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi \(R = R_1\) bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi \(R = R_2\). Các giá trị \(R_1\) và \(R_2\) là:
    • \(R_1 = 50 \Omega, R_2 = 100 \Omega.\)
    • \(R_1 = 40 \Omega, R_2 = 250 \Omega.\)
    • \(R_1 = 50 \Omega, R_2 = 200 \Omega.\)
    • \(R_1 = 25 \Omega, R_2 = 100\Omega.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị\(\frac{10^{-4}}{4\pi}F\) hoặc \(\frac{10^{-4}}{2\pi}F\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng
    • \(\frac{1}{2\pi}H.\)
    • \(\frac{2}{\pi}H.\)
    • \(\frac{1}{3\pi}H.\)
    • \(\frac{3}{\pi}H.\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0\) không đổi, \(\omega\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \(\omega=\omega_1\)thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là \(Z_{1L}\) và \(Z_{1C}\) . Khi \(\omega=\omega_2\) thì trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức đúng là
    • \(\omega_1=\omega_2\frac{Z_{1L}}{Z_{1C}}.\)
    • \(\omega_1=\omega_2\sqrt{\frac{Z_{1L}}{Z_{1C}}}.\)
    • \(\omega_1=\omega_2\frac{Z_{1C}}{Z_{1L}}.\)
    • \(\omega_1=\omega_2\sqrt{\frac{Z_{1C}}{Z_{1L}}}.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=U\sqrt2\cos\omega t\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt \(\omega_1=\frac{1}{2\sqrt{LC}}\) . Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN không phụ thuộc R thì tần số góc \(\omega\) bằng
    • \(\frac{\omega_1}{2\sqrt2}.\)
    • \(\omega_1\sqrt2.\)
    • \(\frac{\omega_1}{\sqrt2}.\)
    • \(2\omega_1.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=U\sqrt2\cos2\pi f t\) (\(U\) không đổi, tần số \(f\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi tần số là \(f_1\) thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch có giá trị lần lượt là \(6\Omega\) và \(8\Omega\). Khi tần số là \(f_2\) thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1. Hệ thức liên hệ giữa \(f_1\) và \(f_2\) là
    • \(f_2=\frac{2}{\sqrt3}f_1.\)
    • \(f_2=\frac{\sqrt3}{2}f_1.\)
    • \(f_2=\frac{3}{4}f_1.\)
    • \(f_2=\frac{4}{3}f_1.\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\sqrt3\) A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
    • \(2R\sqrt3.\)
    • \(\frac{2R}{\sqrt3}.\)
    • \(R\sqrt3.\)
    • \(\frac{R}{\sqrt3}.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với \(C = C_1\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với \(C =\frac{C_1}{2}\) thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng
    • \(200 V.\)
    • \(100\sqrt2V.\)
    • \(100 V.\)
    • \(200\sqrt2V.\)