Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Bài toán suy luận tổng hợp và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=U_0\cos \omega t (V)\) (với \(U_0 \)và \(\omega \) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Khi \(C=C_0\) thì cường độ dòng điện trong mạch sớm pha hơn u là \(\varphi_1 (0<\varphi_1<\frac{\pi}{2})\) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 45V. Khi \(C=3C_0\) thì cường độ dòng điện trong mạch trễ pha hơn u là \(\varphi_2 =\frac{\pi}{2} - \varphi_1\) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là 135V. Giá trị của \(U_0\) gần giá trị nào nhất sau đây?
    • 95V.
    • 75V.
    • 64V.
    • 130V.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0\) và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi \(L = L_1\) và \(L =L_2\); điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần lượt là 0,52 rad và 1,05 rad. Khi \(L = L_0\); điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện là \(\varphi\). Giá trị của \(\varphi\) gần giá trị nào nhất sau đây?
    • 1,57 rad.
    • 0,83 rad.
    • 0,26 rad.
    • 0,41 rad.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=120\sqrt2\cos2\pi f t (V)\) (\(f\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dụng C, với \(CR^2 < 2L\). Khi \(f = f_1\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại. Khi \(f = f_2 = f_1\sqrt2\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại. Khi \(f = f_3\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại \(U_{Lmax}\). Giá trị của \(U_{Lmax}\) gần giá trị nào nhất sau đây?
    • 173 V.
    • 57 V.
    • 145 V.
    • 85 V.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=U\sqrt2\cos\omega t(V)\) (với \(U\) và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm đèn sợi đốt có ghi \(220V – 100W\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đó đèn sáng đúng công suất định mức. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì đèn chỉ sáng với công suất bằng 50W. Trong hai trường hợp, coi điện trở của đèn như nhau, bỏ qua độ tự cảm của đèn. Dung kháng của tụ điện không thể là giá trị nào trong các giá trị sau?
    • \(345 \Omega.\)
    • \(484 \Omega.\)
    • \(475 \Omega.\)
    • \(274\Omega.\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u=U\sqrt2\cos2\pi ft\) (\(f\) thay đổi được, \(U\) tỉ lệ thuận với \(f\)) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết \(2L > R^2C\). Khi f = 60Hz hoặc f = 90Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Khi f = 30 Hz hoặc f = 120 Hz thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có cùng giá trị. Khi \(f = f_1\)thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch MB lệch pha một góc \(135^0\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của \(f_1\) bằng.
    • 60 Hz.
    • 80 Hz.
    • 50 Hz.
    • 120 Hz