Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Các tập hợp số và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    1. Tập hợp số tự nhiên, kí hiệu \(\mathbb{N}\)

    \(\mathbb{N}\) = {0; 1; 2; 3; ..}.
    \(\mathbb{N}\)* = {1; 2; 3; 4; ...}

    2. Tập hợp số nguyên, kí hiệu là \(\mathbb{Z}\)

    \(\mathbb{Z}\)={…, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, …}.
    Tập hợp số nguyên gồm các phân tử là số tự nhiên và các phân tử đối của các số tự nhiên.

    3. Tập hợp số hữu tỉ, kí hiệu là \(\mathbb{Q}\)

    \(\mathbb{Q}\)={ a/b; a, b ∈ \(\mathbb{Z}\), b≠0}
    Mỗi số hữu tỉ có thể biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

    4. Tập hợp số thực, kí hiệu là \(\mathbb{R}\)

    Một số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là \(\text{I}\). Tập hợp số thực gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
    \(\mathbb{R}=\mathbb{Q}\cup\text{I}\)

    5. Một số tập hợp con của tập hợp số thực.

    + Đoạn [a, b] ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a ≤ x ≤ b}
    + Khoảng (a; b) ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a < x < b}
    – Nửa khoảng [a, b) = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / a ≤ x < b}
    – Nửa khoảng (a, b] ={x ∈ \(\mathbb{R}\) / a < x ≤ b}
    – Nửa khoảng [a; +∞) = {x ∈ \(\mathbb{R}\)/ x ≥ a}
    – Nửa khoảng (-∞; a] = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / x ≤a}
    – Khoảng (a; +∞) = {x ∈ \(\mathbb{R}\) / x >a}
    – Khoảng (-∞; a) = {x ∈\(\mathbb{R}\)/ x<a}.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hình biểu diễn trên trục số trên tương ứng với tập hợp nào dưới đây?
    • (0 ; 2) = {\(x\in\mathbb{R}\) | \(0< x< 2\)}
    • [0 ; 2) = {\(x\in\mathbb{R}\) | \(0\le x< 2\)}
    • (0 ; 2] = {\(x\in\mathbb{R}\) | \(0< x\le2\)}
    • (\(-\infty\) ; 0) \(\cup\) [2 ; \(\infty\)) = {\(x\in\mathbb{R}\) | \(x< 0\) hoặc \(x\ge2\)}
    01.png


    Hướng dẫn giải:


    Xem lại Chương 1, Tiết 4, mục II, SGK Đại số 10 (các tập con thường dùng của R )
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tập X :
    X = (\(-\infty\) ; -3] \(\cap\) [-3 ; 7)
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • X = \(\varnothing\)
    • X = -3
    • X = {-3}
    • X = (\(-\infty\) ; 7)
    Hướng dẫn giải:

    Theo định nghĩa giao của hai tập hợp ta có:
    \(x\in X\Leftrightarrow x\in\)(\(-\infty\);-3] và \(x\in\)[-3;\(+\infty\)) \(\Leftrightarrow\) \(\left\{\begin{matrix}x\le-3\\x\ge-3\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=-3\) .
    Vậy \(X=\left\{-3\right\}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho tập hợp X = (\(-\infty\) ; 0] \(\cup\) (-1 ; 5]
    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
    • X = (-1 ; 5]
    • X = (\(-\infty\) ; 5)
    • X = (\(-\infty\) ; 5]
    • X = (-1 ; 0]
    Hướng dẫn giải:

    Theo định nghĩa hợp của hai tập hợp ta có
    \(x\in X\Leftrightarrow\) \(x\in\)(\(-\infty\);0] hoặc \(x\in\)(-1;5] \(\Leftrightarrow x\le0\) hoặc \(-1< x\le5\) \(\Leftrightarrow x\le5\). Vậy \(X=\)(\(-\infty;5\)].
    Cách khác: Biểu diễn hình học các tập hợp (\(-\infty;0\)] và (- 1;5].
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập nghiệm của hệ bất phương trình:
    \(\begin{cases}x+2>0\\4-x\ge0\end{cases}\)
    • (-2 ; 4]
    • (-2 ; \(\infty\))
    • [4 ; \(\infty\))
    • (2; 4]
    Hướng dẫn giải:

    Bất phương trình đầu có tập nghiệm là (-2;\(+\infty\)). Bất phương trình thứ hai có tập nghiệm là (\(-\infty;4\)]. Giao của hai tập hợp này là
    (-2;4]. Vậy tập nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là (-2;4].
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪