Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Cắt ghép lò xo - lực kéo về và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho vật nặng có khối lượng m khi gắn vào hệ \((k_1//k_2)\) thì vật dao động điều hoà với tần số 10 Hz, khi gắn vào hệ \((k_1ntk_2)\) thì dao động điều hoà với tần số 4,8Hz, biết \(k_1 > k_2\). Nếu gắn vật m vào riêng từng lò xo \(k_1, k_2\) thì dao động động với tần số lần lượt là
    • \(f_1 = 6Hz; f_2 = 8Hz.\)
    • \(f_1 = 8Hz; f_2 = 6Hz.\)
    • \(f_1 = 5Hz; f_2 = 2,4Hz.\)
    • \(f_1 = 20Hz; f_2 = 9,6Hz.\)
    Hướng dẫn giải:

    Mắc song song: \(f_{//}^2= f_1^2+f_2^2 = 100.(1)\)
    Mắc nối tiếp: \(\frac{1}{f_{nt}^2} =\frac{1}{f_{1}^2}+ \frac{1}{f_{2}^2} = \frac{25}{576}. (2)\)
    Từ phương trình (2) => \(\frac{f_1^2+f_2^2}{f_{1}^2f_2^2} = \frac{25}{576}.(3)\)
    Thay (1) vào ta được \(f_1^2f_2^2 = \frac{576.100}{25}=2304.\)
    => \(f_1f_2 = 48.(4)\)
    Thay (4) vào (1) ta thu được phương trình bậc trùng phương: \(f_2^4-100f_2^2 + 48^2 = 0\)
    =>\(f_2 = 6\) hoặc \(f_2 = 8.\)
    =>Có 2 cặp nghiệm \((f_1,f_2)\) là \((6,8)\) và \((8,6)\)
    Do \(k_1 > k_2\) => \(f_1 > f_2\)
    Cặp nghiệm \((8,6)\) thỏa mãn.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho các lò xo giống nhau, khi treo vật m vào một lò xo thì dao động với tần số là f. Nếu ghép 5 lò xo nối tiếp với nhau, rồi treo vật nặng m vào hệ lò xo đó thì vật dao động với tần số bằng
    • \(f\sqrt5\)
    • \(f / {\sqrt5}\)
    • \(5f\)
    • \(f/5\)
    Hướng dẫn giải:

    Ghép 5 lò xo giống nhau nối tiếp nhau thì \(k_{nt} = \frac{k}{5}.\)
    => \(\frac{f}{f_{nt}} = \sqrt{\frac{k}{k_{nt}}} = \sqrt{5}.\)
    => \(f_{nt} = \frac{f}{\sqrt{5}}\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho các lò xo giống nhau, khi treo vật m vào một lò xo thì vật dao động với chu kì T = 2 s. Nếu ghép 2 lò xo song song với nhau, rồi treo vật m vào hệ lò xo đó thì vật dao động với chu kì bằng
    • \(2s\)
    • \(4s\)
    • \(1s\)
    • \(\sqrt 2 s\)
    Hướng dẫn giải:

    Mắc song song: \(k_{//} = \frac{k_1k_2}{k_1+k_2} = \frac{k}{2}.\)(do \(k_1=k_2=k\))
    \(\frac{T}{T_{//}} = \sqrt{\frac{k_{//}}{k}}= \frac{1}{\sqrt{2}}.\)
    => \(T_{//} = \frac{T}{\sqrt{2}} = \sqrt{2} s.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai lò xo giống nhau đều có độ cứng là k. Khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc nối tiếp thì vật dao động với tần số \(f_1\), khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc song song thì vật dao động với tần số \(f_2\). Mối quan hệ giữa \(f_1\) và \(f_2\) là
    • \(f_1 = 2f_2. \)
    • \(f_2 = 2f_1. \)
    • \(f_1 = f_2.\)
    • \(f_1 = \sqrt 2 f_2.\)
    Hướng dẫn giải:

    Lò xo mắc song song: \(k_{//} = k_1+k_2 = 2k.\)
    Lò xo nối tiếp:\(k_{nt} = \frac{k_1k_2}{K_1+k_2}= \frac{k}{2}.\)
    \(\frac{f_1}{f_2}= \sqrt{\frac{k_{nt}}{k_{//}}} = \sqrt{1/4}= 1/2.\)
    => \(f_2 = 2f_1.\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi treo vật có khối lượng m vào một lò xo có độ cứng là k thì vật dao động với tần số 10 Hz, nếu treo thêm gia trọng có khối lượng 60 g thì hệ dao động với tần số 5 Hz. Khối lượng m bằng
    • 30g.
    • 20g.
    • 120g.
    • 180g.
    Hướng dẫn giải:


    \(f_1 = \frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m_1}}\)
    \(f_2 = \frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m_1+0,06}}\)
    => \(\frac{f_1}{f_2}= \sqrt{\frac{m_1+0,06}{m_1}} = 2\)
    => \(m_1+0,06 = 4.m_1\)
    => \(m_1 = 0,02 kg = 20g.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng là k, lò xo thứ nhất treo vật \(m_1\) = 400 g dao động với \(T_1\), lò xo thứ hai treo \(m_2\) dao động với chu kì \(T_2\). Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 5 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 10 dao động. Khối lượng \(m_2\) bằng
    • 200g.
    • 50g.
    • 800g.
    • 100g.
    Hướng dẫn giải:

    Trong khoảng thời gian Δt thì con lắc 1 thực hiện 5 dao động toàn phấn.
    => thời gian thực hiện 1 dao động toàn phần (chính là T1) là \(T_1 = \frac{\Delta t}{5}.(1)\)
    Tương tự như vậy: \(T_2= \frac{\Delta t}{10}.(2)\)
    Từ (1) và (2) => \(\frac{T_1}{T_2} = 2.\)
    => \(\frac{T_1}{T_2} = \frac{\sqrt{m_1}}{\sqrt{m_2}}=2.\)
    => \(m_2 = \frac{m_1}{4}= 100g.\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi gắn quả cầu \(m_1\) vào lò xo thì nó dao động với chu kì \(T_1\) = 0,4s. Khi gắn quả cầu \(m_2\) vào lò xo đó thì nó dao động với chu kì \(T_2\) = 0,9s. Khi gắn quả cầu \(m_3 = \sqrt{m_1m_2}\)vào lò xo thì chu kì dao động của con lắc là
    • 0,18s.
    • 0,25s.
    • 0,6s.
    • 0,36s.
    Hướng dẫn giải:


    \(T_1 =2\pi\sqrt{ \frac{m_1}{k}}\)
    \(T_2 =2\pi\sqrt{ \frac{m_2}{k}}\)
    => \(\frac{T_1}{T_2} = \frac{\sqrt{m_1}}{\sqrt{m_2}} = \frac{4}{9}\)=> \(\sqrt{m_1} = \frac{4}{9}\sqrt{m_2} => m_3 = \sqrt{m_1m_2} = \frac{4}{9}m_2.\)
    \(T_3 =2\pi\sqrt{ \frac{m_3}{k}} = \frac{2}{3}2\pi\sqrt{ \frac{m_2}{k}} = \frac{2}{3}T_2 = 0,6s.\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪