Số nuclôn của hạt nhân \(_{90}^{230}Th\) nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) là 6. 126. 20. 14. Hướng dẫn giải: \(A_{Th}-A_{Po}= 230 - 210 = 20.\)
Phát biểu nào sau đây là đúng ? Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ. Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử.
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn. tính riêng cho hạt nhân ấy. của một cặp prôtôn - prôtôn. của một cặp prôtôn - nơtrôn (nơtron).
Trong các câu sau đây, câu nào sai ? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn và nơtron. Khi một hệ các nuclôn liên kết nhau tạo thành hạt nhân thì chúng phải toả ra một năng lượng nào đó. Mọi hạt nhân đều có cùng khối lượng riêng khoảng 1017 kg/m3. Các hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có năng lượng liên kết càng nhỏ. năng lượng liên kết càng lớn. năng lượng liên kết riêng càng lớn. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ Hướng dẫn giải: Năng lượng liên kết \(W_{lk}= \Delta m.c^2.\) Δm chính là độ hút khối của hạt nhân. Khi Δm càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn. ( chú ý năng lượng liên kết riêng còn phụ thuộc vào số khối)
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y. Hướng dẫn giải: Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền. Do \(W_{lkr} = \frac{\Delta m c^2}{A}\), mà \(A_{X}>A_{Y}\)và cùng Δm khi đó năng lượng liên kết riêng của Y lớn hơn của X.
Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là Y, X, Z. Y, Z, X. X, Y, Z. Z, X, Y. Hướng dẫn giải: \(W_{lkrX} = \frac{\Delta E_X}{A_X} \) \(W_{lkrY} = \frac{\Delta E_Y}{A_Y}= \frac{2\Delta E_Y}{A_X}. \) \(W_{lkrZ} = \frac{\Delta E_Z}{A_Z}= \frac{0,5\Delta E_Z}{A_X}. \) Từ 3 phương trình trên kết hợp ΔEZ < ΔEX < ΔEY => \(W_{kkrY} > W_{lkrX}>W_{lkrZ}.\) Tức là độ bền của các hạt theo thứ tự Y, X, Z,
Biết số Avôgađrô $N_A = 6,02.10^{23}$ hạt/mol và khối lượng mol của hạt nhân bằng số khối của nó. Số hạt nhân có trong 1 gam \(_{92}^{238}U\) nguyên chất là $2,53.10^{21}$ hạt. $6,55.10^{21}$ hạt. $4,13.10^{21}$ hạt. $1,83.10^{21}$ hạt. Hướng dẫn giải: Số mol của \(_{92}^{238}U\) là \(n = \frac{m}{M}= \frac{1}{238} (mol).\) Số hạt nhân trong 1 g \(_{92}^{238}U\) là \(N = n.N_A = \frac{1}{238}.6,023.10^{23} = 2,53.10^{21}\)hạt.
Biết số Avôgađrô $N_A = 6,02.10^{23}$ hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn có trong 0,27 gam \(_{13}^{27}Al\) là $6,826.10^{22}$. $8,826.10^{22}$. $9,826.10^{22}$. $7,826.10^{22}$. Hướng dẫn giải: Số mol của \(_{13}^{27}Al\) là \(n = \frac{m}{M} = \frac{0,27}{27}= 0,01\)(mol) Số hạt nhân \(_{13}^{27}Al\) có trong 0,27 g \(_{13}^{27}Al\) là \(N = n.N_A = 6,02.10^{21}\) Mà mỗi hạt nhân \(_{13}^{27}Al\) có 13 prôtôn => Số prôtôn có trong 0,27 g \(_{13}^{27}Al\) là \(13.6,02.10^{21}= 7,83.10^{22}\)
Biết số Avôgađrô là $N_A = 6,02.10^{23}$ hạt/mol, khối lượng mol của urani \(_{92}^{238}U\) là 238 g/mol. Số nơtrôn (nơtron) trong 119 gam urani \(_{92}^{238 }U\)là $8,8.10^{25}$. $1,2.10^{25}$. $4,4.10^{25}$. $2,2.10^{25}$. Hướng dẫn giải: Số khối bằng khối lượng mol: \(A = M\) Số mol của Urani là \(n = \frac{m}{A}= \frac{119}{238}= 0,5 \)(mol) Số hạt nhân nguyên tử urani có trong 119 gam \(_{92}^{238 }U\) là \(N = n.N_A = 0,5.6,02.10^{23}= 3,01.10^{23}\) Mà trong mỗi hạt nhân nguyên tử \(_{92}^{238 }U\)thì có 238 - 92 = 146 nơtron => Trong 119 gam có số nơtron là \(146.3,01.10^{23}= 4,3946.10^{25}\)