Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Con lắc lò xo treo thẳng đứng và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m = 400g\), lò xo có độ cứng \(k = 80N/m\), chiều dài tự nhiên \(l_0 = 25cm\) được đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc \(\alpha = 30^0 \)so với mặt phẳng nằm ngang. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vật nặng. Lấy \(g = 10m/s^2\). Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là
    • 21cm.
    • 22,5cm.
    • 27,5cm.
    • 29,5cm.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một quả cầu có khối lượng \(m = 100g \) được treo vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài tự nhiên \(l_0 = 30cm\), độ cứng \(k = 100N/m\), đầu trên cố định. Cho \(g = 10m/s^2\). Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là
    • 31 cm.
    • 29 cm.
    • 20 cm.
    • 18 cm.
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Tại vị trí cân bằng: \(F_{đh} = P\) => \(k\Delta l_0 = mg\)
    => \(\Delta l_0 = \frac{mg}{k} = 0,01m=1cm.\)
    Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng là: \(l_1 = l_0 + \Delta l_0 = 31cm.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là \(l_0 = 30 cm\), trong quá trình dao động chiều dài lò xo biến thiên từ 32 cm đến 38 cm. Lấy \(g = 10 m/s^2\). Vận tốc cực đại của vật nặng là
    • \(60\sqrt2 cm/s.\)
    • \(30\sqrt2 cm/s.\)
    • \(30 cm/s. \)
    • \(60 cm/s. \)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Biên độ \(A = \frac{l_{max}-l_{min}}{2} = 3cm.\)
    \(\Delta l_0 = l _{max}-(A+l_0) =38-(3+30) = 5cm.\)
    Lại có: \(\omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = \sqrt{\frac{g}{\Delta l_0}} = 10\sqrt{2} (rad/s).\)
    Vận tốc cực đại là \(v = A.\omega = 3.10\sqrt{2} = 30\sqrt{2} cm/s.\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà với biên độ 4 cm, chu kì 0,5 s. Khối lượng quả nặng 400 g. Lấy \(g = \pi^2=10m/s^2\). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
    • 6,56 N.
    • 2,56 N.
    • 256 N.
    • 656 N.
    Hướng dẫn giải:

    Độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng là \(T= 2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}} = 2\sqrt{\Delta l} => \Delta l = \frac{T^2}{4} = 6,25cm.\)
    \(mg = k\Delta l=> k = \frac{mg}{\Delta l}=64N/m.\)
    \(F_{đhmax} = k(\Delta l +A) =64.(6,25+4).10^{-2} = 6,56N.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m treo thẳng đứng dao động điều hoà, ở vị trí cân bằng lò xo dãn 4 cm. Độ dãn cực đại của lò xo khi dao động là 9 cm. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất bằng
    • 0.
    • 1 N.
    • 2 N.
    • 4 N.
    Hướng dẫn giải:

    Độ dãn cực đại của lò xo là: \(\Delta l_{max} = \Delta l_0 + A\)
    => \(A = \Delta l_ {max} -\Delta l_0 =9-4 = 5cm.\)
    01.png
    Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo ở vị trí có chiều dài ngắn nhất (x = -A) là
    \(F = k|A-\Delta l| = 100.(5-4).10^{-2} = 1N.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một vật nhỏ khối lượng m = 400 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 40 N/m. Đưa vật lên đến vị trí lò xo không bị biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Cho \(g = 10m/s^2\). Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới và gốc thời gian khi vật ở vị trí lò xo bị giãn một đoạn 5 cm và vật đang đi lên. Bỏ qua mọi lực cản. Phương trình dao động của vật sẽ là
    • \(x = 5\sin(10t + 5\pi /6)(cm). \)
    • \(x = 5\cos(10t + \pi/3)(cm). \)
    • \(x = 10\cos(10t +2 \pi /3)(cm).\)
    • \(x = 10sin(10t +\pi /3)(cm).\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Đưa lò xo lên vị trí không biến dạng rồi thả nhẹ thì \(A = \Delta l_0 = \frac{mg}{k}=10cm.\)
    Chọn gốc thời gian là vị trí mà lò xo dãn 5cm tức là vật ở li độ \(x = -5cm\). (hình 1)
    Sử dụng đường tròn. Vị trí thỏa mãn là có li độ x = -5cm và chuyển động theo chiểu âm của trục x là điểm \(M_1\).
    Pha ban đầu của dao động là
    \(\varphi = \frac{\pi}{2}+\frac{\pi}{6} = \frac{2\pi}{3}.\)
    => \(x = 10\cos(10t +2 \pi /3)(cm).\)