Trong dao động tắt dần, những đại lượng nào giảm như nhau theo thời gian? Li độ và vận tốc cực đại. Vận tốc và gia tốc. Động năng và thế năng. Biên độ và tốc độ cực đại.
Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng: làm cho tần số dao động không giảm đi. bù lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ. làm cho li độ dao động không giảm xuống. làm cho động năng của vật tăng lên.
Trong dao động cưỡng bức, với cùng một ngoại lực tác dụng, hiện tượng cộng hưởng sẽ rõ nét hơn nếu dao động tắt dần có tần số riêng càng lớn. ma sát tác dụng lên vật dao động càng nhỏ. dao động tắt dần có biên độ càng lớn. dao động tắt dần cùng pha với ngoại lực tuần hoàn.
Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là \(\frac{1}{2\pi f}\) \(\frac{2\pi}f{}\) \(2f\) \(\frac{1}{f}\)
Biên độ dao động tắt dần chậm của một vật giảm 3% sau mỗi chu kì. Phần cơ năng của dao động bị mất trong một dao động toàn phần là 3%. 9%. 6%. 1,5%.
Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực \(F = F_0 \cos \pi f t\) (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là \(f\) \(\pi f\) \(2\pi f\) \(0,5 f\)
Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực F = 0,5cos10πt (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động với Tần số góc 10 rad/s Chu kì 2 s Biên độ 0,5 m Tần số 5 Hz
Một con lắc đơn có chiều dài \(l\)= 64cm và khối lượng m = 100g. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 60 rồi thả nhẹ cho dao động. Sau 20 chu kì thì biên độ góc chỉ còn là 30. Lấy g = π2 = 10m/s2. Để con lắc dao động duy trì với biên độ góc 60 thì phải dùng bộ máy đồng hồ để bổ sung năng lượng có công suất trung bình là 0,77mW. 0,082mW. 17mW. 0,077mW.
Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào? tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ. tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.
Một em bé xách một xô nước đi trên đường. Quan sát nước trong xô, thấy có những lúc nước trong xô sóng sánh mạnh nhất, thậm chí đổ ra ngoài. Điều giải thích nào sau đây là đúng nhất? Vì nước trong xô bị dao động mạnh. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do hiện tượng cộng hưởng xảy ra. Vì nước trong xô bị dao động cưỡng bức. Vì nước trong xô dao động tuần hoàn.