Chọn câu trả lời không đúng. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động được gọi là sự cộng hưởng. Biên độ dao động cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn lực ma sát gây tắt dần. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và kĩ thuật.
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng 40 gam. 10 gam. 120 gam. 100 gam.
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng. mà không chịu ngoại lực tác dụng. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \(F_n = F_0 \cos (10\pi t)\) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là 5π Hz. 10 Hz. 10π Hz. 5 Hz.
Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1s. Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc 50cm/s. 100cm/s. 25cm/s. 75cm/s.
Một người chở hai thùng nước phía sau xe đạp và đạp xe trên một con đường bằng bê tông. Cứ 5m, trên đường có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của nước trong thùng là 1s. Đối với người đó, vận tốc không có lợi cho xe đạp là 18km/h. 15km/h. 10km/h. 5km/h.
Một con lắc đơn có chiều dài \(l\) được treo trong toa tàu ở ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là L = 12,5m. Khi vận tốc đoàn tàu bằng 11,38m/s thì con lắc dao động mạnh nhất. Cho g = 9,8m/s2. Chiều dài của con lắc đơn là 20cm. 30cm. 25cm. 32cm.
Cho một con lắc lò xo có độ cứng là k, khối lượng vật m = 1kg. Treo con lắc trên trần toa tầu ở ngay phía trên trục bánh xe. Chiều dài thanh ray là L =12,5m. Tàu chạy với vận tốc 54km/h thì con lắc dao động mạnh nhất. Độ cứng của lò xo là 56,8N/m. 100N/m. 736N/m. 73,6N/m.
Hai lò xo có độ cứng k1, k2 mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trần một toa xe lửa, đầu dưới mang vật m = 1kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90km/h thì vật nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài mỗi thanh ray là 12,5m, k1 = 200N/m, \(\pi ^2\)= 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng đều. Độ cứng k2 bằng: 160N/m. 40N/m. 800N/m. 80N/m.
Một chiếc xe đẩy có khối lượng m được đặt trên hai bánh xe, mỗi gánh gắn một lò xo có cùng độ cứng k = 200N/m. Xe chạy trên đường lát bê tông, cứ 6m gặp một rãnh nhỏ. Với vận tốc v = 14,4km/h thì xe bị rung mạnh nhất. Lấy π2= 10. Khối lượng của xe bằng: 2,25kg. 22,5kg. 215kg. 25,2kg.