Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Hai đoạn mạch cùng pha, vuông pha, lệch pha và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Xét hai đoạn mạch AM nối tiếp với MB như hình vẽ
    01.png
    Điện áp tức thời: \(u_{AB}=u_{AM}+u_{MB}\)
    \(\Rightarrow\vec{U_{AB}}=\vec{U_{AM}}+\vec{U_{MB}}\)[1]
    Giản đồ véc tơ
    02.png
    1. Hai đoạn mạch cùng pha
    • Trong trường hợp này, đoạn mạch AM cùng pha với MB, khi đó: \(\vec{U_{AM}}\uparrow\uparrow\vec{U_{MB}}\)
    • Từ [1] suy ra:
      • Độ lớn: \(U_{AB}=U_{AM}+U_{MB}\)
      • Pha: \(\varphi_{AM}=\varphi_{MB}\) \(\Leftrightarrow \boxed{\tan\varphi_{AM}=\tan\varphi_{MB}}\)
      • Giá trị tức thời: \(\frac{u_{AM}}{U_{AM}}=\frac{u_{MB}}{U_{MB}}\)
    2. Hai đoạn mạch vuông pha
    • Đoạn mạch AM vuông pha với MB, khi đó: \(\vec{U_{AM}}\perp\vec{U_{MB}}\)
    • Từ [1] suy ra:
      • Độ lớn: \(U_{AB}^2=U_{AM}^2+U_{MB}^2\)
      • Pha: \(\varphi_{MB}-\varphi_{AM}=\frac{\pi}{2}\Leftrightarrow\varphi_{MB}=\frac{\pi}{2}-\left(-\varphi_{AM}\right)\)\(\Leftrightarrow\tan\varphi_{MB}=\cot\left(-\varphi_{AM}\right)\)(Do hai góc phụ nhau thì chéo nhau) \(\Leftrightarrow \boxed{\tan\varphi_{AM}.\tan\varphi_{MB}=-1}\)
      • Giá trị tức thời: \(\left(\frac{u_{AM}}{U_{AM}}\right)^2+\left(\frac{u_{MB}}{U_{MB}}\right)^2=1\)
    3. Hai đoạn mạch lệch pha nhau một góc \(\varphi\) bất kì
    • Trường hợp này rất ít gặp vì tính toán khá phức tạp và kết quả thường không đẹp, vì vậy chúng ta cũng không nên quan tâm đến dạng tóa này.
    • Nếu gặp bài toán kiểu này, các bạn nên dùng giản đồ véctơ để lập mối liên hệ giữa các đại lượng.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ.
    upload_2019-2-15_16-15-53.png
    Biết \(Z_L = 20\Omega ; Z_C = 125\Omega\). Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u=200\sqrt2\cos100\pi t(V)\). Điều chỉnh R để \(u_{AN}\) và \(u_{MB}\)vuông pha, khi đó điện trở có giá trị bằng
    • \(100\Omega.\)
    • \(200\Omega.\)
    • \(50\Omega.\)
    • \(150\Omega.\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Dựa vào hình vẽ ta có: \(\varphi_1 + \varphi_2 = \frac{\pi}{2} => \tan \varphi_1 . \tan \varphi_2 = 1. \)
    => \(\frac{Z_L}{R}.\frac{Z_C}{R} = 1\)
    => \(R = \sqrt{Z_L Z_C} = 50 \Omega.\)
    Chọn đáp án.C
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ.
    upload_2019-2-15_16-16-38.png
    Biết \(R =100\sqrt2\Omega ; C = \frac{100}{\pi}\mu F\). Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u=200\sqrt2\cos 100\pi t(V).\) Điều chỉnh L để \(u_{AN}\) và \(u_{MB}\) lệch pha nhau góc \(\frac{\pi}{2}\). Độ tự cảm khi đó có giá trị bằng
    • \(\frac {1}{\pi} H.\)
    • \(\frac{3}{\pi}H.\)
    • \(\frac{2}{\pi}H.\)
    • \(\frac{1}{2\pi}H.\)
    Hướng dẫn giải:

    01.png
    Dựa vào hình vẽ ta có: \(\varphi_1 + \varphi_2 = \frac{\pi}{2} => \tan \varphi_1 . \tan \varphi_2 = 1. \)
    => \(\frac{Z_L}{R}.\frac{Z_C}{R} = 1\)
    => \(Z_L = \frac{R^2}{Z_C}= \frac{20000}{100} = 200\Omega.\)
    Chọn đáp án.C
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Mạch điện \(AB\) gồm hai đoạn mạch mắc nối tiếp \(AM\) (chứa cuộn dây) và \(MB\)(chứa tụ \(C=\frac{10^{-3}}{5\pi}(F)\) nối tiếp với điện trở \(R=50\sqrt3 \Omega\)), tần số \(50Hz\). Đặt vào hai đầu mạch một hđt xoay chiều thì hđt hai đầu đoạn mạch \(AM\) và \(MB\) lệch pha nhau \(\frac{\pi}{2}\) và có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Xác định độ tự cảm \(L\) của cuộn dây
    • \(L=\frac{0,5}{\pi}(H).\)
    • \(L=\frac{0,5\sqrt3}{\pi}(H).\)
    • \(L=\frac{0,5\sqrt2}{\pi}(H).\)
    • \(L=\frac{1}{\pi}(H).\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện \(LRC\) nối tiếp theo thứ tự trên. Biết \(R\) là biến trở, cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{4}{\pi}(H)\), tụ có điện dung \(C = \frac{10^{-4}}{\pi}(F)\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có biểu thức: \(u = U_0\cos100\pi t (V)\). Để hiệu điện thế \(u_{RL}\) lệch pha \(\frac{\pi}{2}\) so với \(u_{RC}\) thì \(R\) bằng bao nhiêu?
    • \(R = 300\Omega.\)
    • \(R = 100\Omega.\)
    • \(R = 100\sqrt2\Omega. \)
    • \(R = 200\Omega.\)