Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Hai đoạn mạch cùng pha, vuông pha, lệch pha và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện \(LRC\) nối tiếp theo thứ tự trên. Biết \(R\) là biến trở, cuộn dây thuần cảm có \(L =\frac{4}{\pi}(H)\), tụ có điện dung \(C = \frac{10^{-4}}{\pi}(F)\). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có biểu thức: \(u = U_0\cos100\pi t (V)\). Để hiệu điện thế \(u_{RL}\) lệch pha \(\frac{\pi}{2}\) so với \(u_{RC}\) thì \(R\) bằng bao nhiêu?
    • \(R = 300\Omega.\)
    • \(R = 100\Omega. \)
    • \(R = 100\sqrt2\Omega.\)
    • \(R = 200\Omega.\)
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hai cuộn dây \((R_1, L_1)\) và \((R_2, L_2) \)được mắc nối tiếp nhau và mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(U\). Gọi \(U_1\) và \(U_2\) là hiệu điện thế hiệu dụng tương ứng giữa hai đầu cuộn \((R_1, L_1)\) và \((R_2, L_2)\). Điều kiện để \(U = U_1 + U_2\) là
    • \(\frac{L_1}{R_1} = \frac{L_2}{R_2}.\)
    • \(\frac{L_1}{R_2} = \frac{L_2}{R_1}.\)
    • \(L_1 .L_2 = R_1.R_2.\)
    • \(L_1L_2R_1R_2= 1.\)
    Hướng dẫn giải:

    Do \(U=U_1+U_2\)
    Nên: u1 cùng pha với u2
    \(\Rightarrow\tan\varphi_1=\tan\varphi_2\)
    \(\Rightarrow\frac{Z_{L1}}{R_1}=\frac{Z_{L2}}{R_2}\)
    \(\Rightarrow\frac{\omega L_1}{R_1}=\frac{\omega L_2}{R_2}\)
    \(\Rightarrow\frac{L_1}{R_1}=\frac{L_2}{R_2}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho đoạn mạch xoay chiều \(AB\) gồm \(2\) đoạn mạch nối tiếp: \(AM\) (chứa cuộn thuần \(L\) nối tiếp điện trở \(R_1\)); \(MB\) (chứa tụ \(C\) nối tiếp với điện trở \(R_2\)) và \(R_1=R_2\). Đặt vào hai đầu mạch một hđt xoay chiều \(50V-50Hz\) thì hđt hiệu dụng hai đầu đoạn mạch \(AM \) và \(MB\) là \(40V\) và \(30V\). Dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng \(1A\). Xác định \(L, C\)
    • \(L=\frac{1,6}{\pi}(H); C= \frac{10^{-3}}{1,8\pi}(F).\)
    • \(L=\frac{3,2}{\pi}(H); C= \frac{10^{-3}}{1,8\pi}(F).\)
    • \(L=\frac{1,6}{\pi}(H); C= \frac{10^{-3}}{0,9\pi}(F).\)
    • \(L=\frac{3,2}{\pi}(H); C= \frac{10^{-3}}{0,9\pi}(F).\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều \(AB\) gồm \(2\) đoạn mạch mắc nối tiếp: \(AM\) (chứa cuộn dây có điện trở \(R_1 = 60\Omega\), độ tự cảm \(L_1 = \frac{0,8}{\pi}H\)); \(MB\)(chứa cuộn dây có điện trở \(R_2 = 100\Omega\), độ tự cảm \(L_2 = \frac{0,8}{\pi}H\)). Hđt hai đầu mạch \(u=282,84\cos100\pi t (V)\). Giữ \(R_1, R_2, L_1\) không đổi. Xác định \(L_2\) để \(U_{AB} = U_{AM} + U_{MB}\).
    • \(L_2 = \frac{2}{3\pi}H.\)
    • \(L_2 = \frac{1}{3\pi}H.\)
    • \(L_2 = \frac{4}{3\pi}H.\)
    • \(L_2 = \frac{1}{\pi}H.\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đoạn mạch xoay chiều \(AB\) gồm hai đoạn mạch mắc nối tiếp \(AM\) (chứa cuộn dây có điện trở thuần \(r=10\sqrt3 \Omega\) và độ tự cảm \(L=\frac{0,3}{\pi} H\)) và MB (chứa tụ \(C\) nối tiếp với điện trở \(R\)). Hđt hai đầu mạch \(u=120\sqrt2\cos(100\pi t)(V)\), hđt hiệu dụng hai đầu \(MB\) bằng \(60V\). Hđt hai đầu mạch và hai đầu \(MB\) lệch pha nhau \(\frac{\pi}{3}\). Tính hđt hiệu dụng hai đầu \(AM\).
    • \(60V.\)
    • \(60\sqrt3(V).\)
    • \(60\sqrt2(V).\)
    • \(120(V).\)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đoạn mạch xoay chiều gồm \(3\) đoạn mạch mắc nối tiếp \(AM\) (Chứa điện trở \(R\)), \(MN\) (chứa cuộn dây có điện trở \(r \)và độ tự cảm \(L=\frac{0,4}{\pi}H\)) và \(NB\) (chứa tụ \(C=\frac{10^{-3}}{8\pi}F\)). Biết \(R=2r\). Biểu thức hđt ở hai đầu đoạn mạch \(AN\) là \(u_{AN}=100\sqrt{2}\cos(100\pi t - \frac{\pi}{4}) (V)\). Và hđt hai đầu \(MN\) vuông pha với hđt hai đầu mạch. Viết biểu thức hđt hai đầu mạch.
    • \(u=100\sqrt2\cos(100\pi t - \frac{5\pi }{12})(V)\)
    • \(u=100\cos(100\pi t - \frac{5\pi }{12})(V)\)
    • \(u=100\sqrt2\cos(100\pi t - \frac{7\pi }{12})(V)\)
    • \(u=100\cos(100\pi t - \frac{7\pi }{12})(V)\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đoạn mạch xoay chiều gồm 3 đoạn mạch mắc nối tiếp AM (chứa cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L), MN (chứa tụ C) và NB (điện trở R). Hđt giữa hai đầu AM và MN lệch pha \(150^0\), giữa AN và MN là \(30^0\). Hđt hiệu dụng hai đầu AM và NB bằng nhau và hđt hiệu dụng hai đầu MN là 120V. Xác định hđt hiệu dụng hai đầu mạch và hệ số công suất của mạch
    • \(60\sqrt3 V, \frac{1}{2}.\)
    • \(60\sqrt3 V, \frac{\sqrt3}{2}.\)
    • \(120V, \frac 1 2.\)
    • \(120V, \frac{\sqrt3}{2}.\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt một hđt xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và hai đầu đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đạo mạch AM (chứa tụ C nối tiếp với điện trở R) nối tiếp với đoạn mạch MB (chứa cuộn cảm thuần). Thì hđt hiệu dụng hai đầu AM gấp \(\sqrt7\) lần hai đầu MB và hđt hai đầu MB lệch pha \(\frac{2\pi}{3}\) so với hai đầu mạch. Xác định tỉ số hđt hiệu dụng giữa hai đầu mạch và giữa hai đầu cuộn dây.
    • 1/2.
    • 2.
    • 1/3.
    • 3.