Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Hàm số lớp 10 và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Tìm tập xác định của hàm số \(y=\dfrac{x-2}{\sqrt{x^2-3}+x-2}\)
    • \(\left(-\infty;-\sqrt{3}\right)\cup\left(\sqrt{3};+\infty\right)\)
    • \((-\infty;-\sqrt{3}]\cup[\sqrt{3};+\infty)\backslash\left\{\dfrac{7}{4}\right\}\)
    • \(\left(-\infty;-\sqrt{3}\right)\cup\left(\sqrt{3};+\infty\right)\)
    • \(\left(-\infty;-\sqrt{3}\right)\cup\left(\sqrt{3};\dfrac{7}{4}\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Nhân cả tử và mẫu với lượng liên hợp \(\sqrt{x^2-3}-\left(x-2\right)\) ta được
    \(y=\dfrac{x-2}{\sqrt{x^2-3}+x-2}=\dfrac{\left(x-2\right)\left(\sqrt{x^2-3}-\left(x-2\right)\right)}{\left(x^2-3\right)-\left(x-2\right)^2}\)\(=\dfrac{\left(x-2\right)\left[\sqrt{x^2-2}-\left(x-2\right)\right]}{4x-7}\)
    Hàm số xác đingj khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}x^2-3\ge0\\4x-7\ne0\end{matrix}\right.\)
    Đáp số : \((-\infty;-\sqrt{3}]\cup[\sqrt{3};+\infty)\backslash\left\{\dfrac{7}{4}\right\}\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(f\left(x\right)=3x^4-4x^2+3\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
    • \(f\left(x\right)\) là hàm số lẻ
    • \(f\left(x\right)\) là hàm số không chẵn, không lẻ
    • \(f\left(x\right)\) là hàm số chẵn
    • \(f\left(x\right)\) vừa là hàm số chẵn vừa là hàm số lẻ
    Hướng dẫn giải:

    \(f\left(x\right)=3x^4-4x^2+3\), \(f\left(-x\right)=3\left(-x\right)^4-4\left(-x\right)^2+3=3x^4-x^2+3\) suy ra
    \(f\left(-x\right)=f\left(x\right),\forall x\)
    Do đó \(f\left(x\right)\) là hàm số chẵn.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các hàm số sau, hàm số nào tăng trên khoảng \(\left(-1;0\right)\)?
    • \(y=x^2\)
    • \(y=\dfrac{1}{x}\)
    • \(y=x\)
    • \(y=\left|x\right|\)
    Hướng dẫn giải:

    Dùng máy tính Casio, MODE TABLE với hàm số \(f\left(x\right)=x^2,g\left(x\right)=\dfrac{1}{x}\) , Start = -1, End = 0, Step = 0,1 ta thấy cả 2 hàm số đều nghịch biến trên khoảng (0;-1).
    Trương tự, với \(f\left(x\right)=x,g\left(x\right)=\left|x\right|\) , Start = -1, End = 0, Step = 0,1 ta thấy \(f\left(x\right)\) đồng biến, \(g\left(x\right)\) nghịch biến trên khoảng (-1;0).
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét sự biến thiên của hàm số \(y=\sqrt{x^2}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
    • Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;0\right)\) và nghịch biến trên \(\left(0;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;0\right)\) và đồng biến trên \(\left(0;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;-1\right)\), đồng biến trên \(\left(-1;+\infty\right)\)
    • Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;-1\right)\), nghịch biến trên \(\left(-1;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Dùng MODE TABLE máy tính Casio với hàm số \(f\left(x\right)=\sqrt{x^2}\), Start = -8 , End = 8, Step = 1 ta thấy hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;0\right)\) và đồng biến trên \(\left(0;+\infty\right)\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét hàm số \(y=a^2x+b\). Khẳng định nào sau đây đúng?
    • Hàm số đồng biến khi \(a>0\), nghịch biến khi \(a< 0\)
    • Hàm số đồng biến khi \(b>0\), nghịch biến khi \(b< 0\)
    • Hàm số đồng biến khi \(a\ne0\), b tùy ý
    • Hàm số đồng biến khi \(a>0\), nghịch biến khi \(b< 0\)
    Hướng dẫn giải:

    Khi \(a=0\) thì hàm số đã cho là hàm hằng.
    Nếu \(a\ne0\) thì \(a^2>0\), hàm số đã cho luôn đồng biến.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét hàm số \(y=\dfrac{1}{x^2}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
    • Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;0\right)\), nghịch biến trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;0\right)\), đồng biến trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\)
    • Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;1\right)\), nghịch biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;0\right)\cup\left(0;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Hàm số \(y=\dfrac{1}{x^2}\)là hàm số chẵn, đồ thị nhận trục tung làm trục đối xứng nên các mệnh đề sau đây sai:
    + Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;1\right)\), nghịch biến trên khoảng \(\left(1;+\infty\right)\)
    + Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;0\right)\cup\left(0;+\infty\right)\)
    Xét khoảng \(\left(0;+\infty\right)\), hiển nhiên hàm số nghịch biến trong khoảng này. Do đó mệnh đề đúng là " Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;0\right)\), nghịch biến trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\)
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét hàm số \(f\left(x\right)=\dfrac{1}{x+1}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
    • Hàm số tăng trên khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\), giảm trên khoảng \(\left(-1;+\infty\right)\)
    • Hàm số tăng trên hai khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\), \(\left(-1;+\infty\right)\).
    • Hàm số giảm trên hai khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\), \(\left(-1;+\infty\right)\)
    • Hàm số giảm trên khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\), tăng trên khoảng \(\left(-1;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Dùng MODE TABLE máy tính Casio, tính giá trị hàm số đã cho với Start = -9 , Step = 1; End = 9 ta thấy ngay hàm số giảm trên hai khoảng \(\left(-\infty;-1\right)\), \(\left(-1;+\infty\right)\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét sự biến thiên của hàm số \(y=\dfrac{x}{x-1}\). Khẳng định nào sau đây đúng?
    • Hàm số nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó
    • Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định của nó
    • Hàm số đồng biến trên \(\left(-\infty;1\right)\), nghịch biến trên \(\left(1;+\infty\right)\)
    • Hàm số nghịch biến trên \(\left(-\infty;1\right)\), đồng biến trên \(\left(1;+\infty\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Sử dụng MODE TABLE máy tính Casio với hàm số đã cho và Start = -8; End = 10; Step =1.