Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Hiện tượng quang điện ngoài, thuyết lượng tử ánh sáng và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Khi chiếu liên tục chùm sáng do hồ quang phát ra vào tấm kẽm tích điện âm được gắn trên điện nghiệm thì thấy hai lá của điện nghiệm
    • cụp lại.
    • xòe ra.
    • cụp lại rồi xòe ra.
    • xòe ra rồi cụp lại.
    Hướng dẫn giải:

    Ban đầu lá kẽm tích điện âm (thừa electron), khi ta chiếu tia tử ngoại (hồ quang điện) thì các điện tích âm sẽ bị bắn ra ngoài làm cho lá kẽm trung hòa về điện=> hai lá kẽm cụp lại. Nhưng sau đó cứ chiếu tiếp tục thì là kẽm mang điện tích dương và hai lá kẽm sẽ đẩy nhau (cùng mang điện tích dương).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Chọn phát biểu sai về thí nghiệm với tế bào quang điện.
    • Với mỗi kim loại làm catot, ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giới hạn \(\lambda_0\) nào đó thì hiện tượng quang điện mới xảy ra.
    • Dòng electron quang điện có chiều từ catôt sang anôt.
    • Dòng quang điện được tạo nên do các electron quang điện bứt ra khỏi catôt khi được chiếu sáng thích hợp, các electron này bay về anôt dưới tác đụng của điện trường có chiều từ catôt sang anôt.
    • Khi ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện \(\lambda_0\) thì dù chùm sáng đó có mạnh đến đâu cũng không xảy ra hiện tượng quang điện.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, f là tần số, λ là bước sóng ánh sáng, h là hằng số Plăng, phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng (thuyết phôtôn ánh sáng) ?
    • Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị ε = hf.
    • Mỗi một lượng tử ánh sáng mang năng lượng xác định có giá trị ε = hc.
    • Vận tốc của phôtôn trong chân không là c =3.108 m/s.
    • Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn (lượng tử ánh sáng).
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Công thoát êlectron của một kim loại là $7,64.10^{-19}$ J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18 µm, λ2 = 0,21 µm và λ3 = 0,35 µm. Lấy $h = 6,625.10^{-34}$ J.s, $c = 3.10^{8}$ m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
    1. Hai bức xạ λ1 và λ2.
    2. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
    3. Cả ba bức xạ λ1, λ2 và λ3.
    4. Chỉ có bức xạ λ1.
    Hướng dẫn giải:

    Giới hạn quang điện của kim loại này là
    \(\lambda_0=\frac{hc}{A}=\frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{7,64.10^{-19}}=2,6.10^{-7}m.\)
    Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là các bức xạ chiếu vào kim loại có bước sóng thỏa mãn
    \(\lambda\leq \lambda_0\)
    => Chỉ có hai bức xạ λ1 và λ2.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
    • Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
    • Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.
    • Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
    • Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
    Hướng dẫn giải:

    Năng lượng của phôtôn của mỗi ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào tần số (bước sóng) của ánh sáng đơn sắc đó. (E = hf)
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Giới han quang điện của bạc là 0,26 µm, của đồng là 0,30 µm , của kẽm là 0,35 µm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là
    • 0,26 µm.
    • 0,30 µm.
    • 0,35 µm.
    • 0,40 µm.
    Hướng dẫn giải:

    Đối với hỗn hợp bạc, đồng và kẽm thì giới hạn quang điện sẽ là 0,26 μm (0,26 < 0,30 < 0,35) vì khi chiếu mọi ánh sáng đơn sắc thỏa mãn bước sóng nhỏ hơn 0,35 μm là đã đủ để làm cho hiện tượng quang điện xảy ra với kẽm (trong hỗn hợp). Như vậy giới hạn quang điện của hỗn hợp là 0,35 μm.
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Gọi bước sóng λ0 là giới hạn quang điện của một kim loại, λ là bước sóng ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại đó, để hiện tượng quang điện xảy ra thì
    • chỉ cần điều kiện λ > λ0.
    • phải có cả hai điều kiện: λ = λ0 và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn.
    • phải có cả hai điều kiện: λ > λ0 và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn.
    • chỉ cần điều kiện λ ≤ λ0.