Công thoát electron ra khỏi một kim loại là $A = 1,88$ eV. Biết hằng số Plăng $h = 6,625.10^{-34}$ J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không $c = 3.10^{8}$ m/s và 1 eV = $1,6.10^{-19}$ J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là $0,33$ µm. $0,66.10^{-19}$ µm. $0,22$ µm. $0,66$ µm. Hướng dẫn giải: Đổi A = 1,88 eV = $3,008.10^{-19}$ J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là \(\lambda_0 = \frac{hc}{A}= \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{3,008.10^{-19}}=6,6.10^{-7}m= 0,66 \mu m.\)
Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 µm và λ2 = 0,25 µm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 µm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện ? Chỉ có bức xạ λ1. Chỉ có bức xạ λ2. Cả hai bức xạ. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. Hướng dẫn giải: Điều kiện để khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ vào kim loại xảy ra hiện tượng quang điện là \(\lambda \leq \lambda_0\) => Chỉ có bức xạ λ2 thỏa mãn.
Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương thì điện tích tấm kẽm không bị thay đổi là do tia tử ngoại không làm bật được êlectron khỏi tấm kẽm. tia tử ngoại làm bật đồng thời êlectron và ion dương khỏi kẽm. tia tử ngoại không làm bật cả êlectron và ion dương khỏi kẽm. tia tử ngoại làm bật êlectron khỏi tấm kẽm nhưng êlectron lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron). một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó. Hướng dẫn giải: Năng lượng của phôtôn trong chùm sáng đơn sắc là như nhau và tỉ nghịch vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó. (hf)
Năng lượng của một phôtôn ánh sáng đơn sắc được xác định theo công thức ε = hλ. ε = hc/λ. ε = hλ/c. ε = λc/h. Hướng dẫn giải: Năng lượng của phô tôn ánh sáng đơn sắc là \(\varepsilon=hf = \frac{hc}{\lambda}\)
Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây? Khúc xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. Phản xạ ánh sáng. Quang điện. Hướng dẫn giải: Hiện tượng quang điện thể hiện tính chất hạt của ánh sáng.
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng 0,1 µm. 0,2 µm. 0,3 µm. 0,4 µm. Hướng dẫn giải: Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện λ \(\le\)λ0 . Chỉ có 0,4 μm > 0,35 μm.
Ánh sáng có bước sóng 0,75 µm có thể gây ra hiện tượng quang điện ở chất nào dưới đây? Canxi. Natri. Kali. Xesi.
Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện ? Electron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì biểu thức nào sau đây đúng ? ε2 > ε1 > ε3. ε3 > ε1 > ε2. ε1 > ε2 > ε3. ε2 > ε3 > ε1. Hướng dẫn giải: Năng lượng của phôtôn \(\varepsilon = \frac{hc}{\lambda}\) Mà dựa vào thang sóng điện từ: \(\lambda_{3}>\lambda_{1}>\lambda_{2}\) => \(\varepsilon_3<\varepsilon_1 < \varepsilon_2. \)