Hãy chọn phát biểu đúng. Chiếu ánh sáng vàng vào một tấm vật liệu thì thấy có electron bị bật ra. Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là kim loại. kim loại kiềm. chất cách điện, chất hữu cơ. Hướng dẫn giải: Các kim loại kiềm có giới hạn quang điện trong vùng ánh sáng nhìn thấy. (Natri (0,5 μm); Kali (0,55 μm)...)
Hãy chọn phát biểu đúng. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50 μm lần lượt vào ba tấm nhỏ có phủ canxi, kali và xesi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở một tấm. hai tấm. không có tấm nào. cả ba tấm. Hướng dẫn giải: Điều kiện \(\lambda \leq \lambda_0\) Mà giới hạn quang điện của Natri (0,5 μm), Kali (0,55 μm), Xesi (0,66 μm), Canxi (0,75 μm). => Tất cả đều xảy ra hiện tượng quang điện.
Hãy chọn phát biểu đúng. Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng 0,1 μm. 0,2 μm. 0,4 μm. 0,3 μm. Hướng dẫn giải: Giới hạn quang điện của kẽm λ0 = 0,35 μm => λ > 0,35 μm thì không xảy ra hiện tượng quang điện.
Xét ba loại electron trong kim loại. Loại 1: các electron tự do nằm ngay trên bề mặt kim loại. Loại 2: các electron tự do nằm sâu bên trong tấm kim loại. Loại 3: các electron liên kết ở các nút mạng kim loại. Những phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát của electron khỏi kim loại nói trên sẽ có khả năng giải phóng các loại electron nào khỏi tấm ? loại 1. loại 2. loại 3. cả ba loại. Hướng dẫn giải: Phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát thì chỉ có thể giải phóng electron trên bề mặt kim loại.
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi cho dòng điện chạy qua tấm kim loại. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. Hướng dẫn giải: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bứt khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại một bức xạ điện từ bó bước sóng thích hợp.
Chọn câu đúng. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì điện tích âm của lá kẽm mất đi. tấm kẽm sẽ trung hoà về điện. điện tích của tấm kẽm không thay đổi. tấm kẽm tích điện dương. Hướng dẫn giải: Chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì không có điện tử nào bắn ra cả (không có hiện tượng quang điện ngoài xảy ra) là do giới hạn quang điện của kẽm là \(\lambda_0 = 0,35 \mu m.\) Như vậy phải chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì sẽ có điện tử bắn ra.
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Hướng dẫn giải: Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là các bước sóng chiếu vào phải nhỏ hơn hoặc bằng λ0 mới xảy ra hiện tượng quang điện => λ0là bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích Hiện tượng quang điện. Hiện tượng quang – phát quang. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện Hướng dẫn giải: Thuyết lượng tử ánh sáng dùng để giải thích tính chất hạt của ánh sáng chứ không phải tính chất sóng của ánh sáng.
Trong hiện tượng quang điện, năng lượng của các electron quang điện phát ra lớn hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới. nhỏ hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới. bằng năng lượng của phôtôn chiếu tới. tỉ lệ với cường độ ánh sáng chiếu tới. Hướng dẫn giải: Theo công thức Anh -xtanh về hiện tượng quang điện \(hf =A+ \frac{mv_0^2}{2}\) Mà A > 0 => động năng của electron bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của phôtôn chiếu tới \(\varepsilon = hf\)