Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Mạch RLC có L, C hoặc f thay đổi và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có biểu thức \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0, \omega \) không đổi), dung kháng của tụ điện bằng điện trở, cuộn dây là cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Muốn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây cực đại, cần điều chỉnh cho độ tự cảm của cuộn dây có giá trị bằng
    • \(0.\)
    • \(\infty.\)
    • \(R/\omega.\)
    • \(2R/\omega.\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0\cos\omega t\) có \(U_0\) không đổi và \(\omega\)thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi \(\omega\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi \(\omega=\omega_1\) bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi \(\omega=\omega_2\). Hệ thức đúng là
    • \(\omega_1\omega_2=\frac{1}{\sqrt{LC}}.\)
    • \(\omega_1 + \omega_2 = \frac{2}{LC}.\)
    • \(\omega_1\omega_2=\frac{1}{LC}.\)
    • \(\omega_1 + \omega_2 = \frac{2}{\sqrt{LC}}.\)
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0\) không đổi và \(\omega\)thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều \(RLC\), với \(CR^2 < 2L\). Khi \(\omega=\omega_1\) hoặc \(\omega=\omega_2\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện có cùng một giá trị. Khi \(\omega=\omega_0\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa \(\omega_1, \omega_2, \omega_0\) là
    • \(\frac{1}{\omega_0^2}=\frac{1}{2}(\frac{1}{\omega_1^2} + \frac{1}{\omega_2^2}).\)
    • \(\omega_0= \frac{1}{2}(\omega_1 + \omega_2).\)
    • \(\omega_0= \sqrt{\omega_1\omega_2}.\)
    • \(\omega_0^2=\frac{1}{2}(\omega_1^2 + \omega_2^2).\)
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0\) không đổi và \(\omega\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều \(RLC\), với \(CR^2 < 2L\). Khi \(\omega=\omega_1\) hoặc \(\omega=\omega_2\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây có cùng một giá trị. Khi \(\omega=\omega_0\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa \(\omega_1, \omega_2, \omega_0\) là
    • \(\frac{1}{\omega_0^2}=\frac{1}{2}(\frac{1}{\omega_1^2} + \frac{1}{\omega_2^2}).\)
    • \(\omega_0= \frac{1}{2}(\omega_1 + \omega_2).\)
    • \(\omega_0= \sqrt{\omega_1\omega_2}.\)
    • \(\omega_0^2=\frac{1}{2}(\omega_1^2 + \omega_2^2).\)
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp xoay chiều \(u = U_0\cos\omega t\) (\(U_0\) không đổi và \(\omega\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều \(RLC\). Khi \(\omega=\omega_1\) hoặc \(\omega=\omega_2\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có cùng một giá trị. Khi \(\omega=\omega_0\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại. Hệ thức liên hệ giữa \(\omega_1, \omega_2, \omega_0\) là
    • \(\frac{1}{\omega_0^2}=\frac{1}{2}(\frac{1}{\omega_1^2} + \frac{1}{\omega_2^2}).\)
    • \(\omega_0= \frac{1}{2}(\omega_1 + \omega_2).\)
    • \(\omega_0= \sqrt{\omega_1\omega_2}.\)
    • \(\omega_0^2=\frac{1}{2}(\omega_1^2 + \omega_2^2).\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Đặt điện áp \(u = U_0\cos\omega t (V)\) (\(U_0\) không đổi, \(\omega\) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{4}{5\pi}H\) và tụ điện mắc nối tiếp. Khi \(\omega=\omega_0\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt giá trị cực đại \(I_m\). Khi \(\omega=\omega_1\) hoặc \(\omega=\omega_2\) thì cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch bằng nhau và bằng \(I_m\). Biết \(\omega_1-\omega_2 = 200\pi (rad/s)\). Giá trị của \(R\) bằng
    • \(150\Omega.\)
    • \(200\Omega.\)
    • \(160\Omega.\)
    • \(50\Omega.\)