Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái dừng mà electron chuyển động trên quỹ đạo O. Tính số vạch quang phổ mà nguyên tử có thế phát ra khi chuyển về các trạng thái có năng lượng thấp hơn. 1 vạch. 3 vạch. 6 vạch. 10 vạch. Hướng dẫn giải: Vẽ hình như hình vẽ. Từ n = 5 => 4 vạch. Từ n = 4 => 3 vạch. Từ n = 3 => 2 vạch. Từ n = 2 => 1 vạch. Tổng lại là : 4+3+2+1 = 10 vạch.
Trong quang phổ vạch của hidrô, dãy Lai-man được hình thành ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo ngoài về quỹ đạo K. quỹ đạo L. quỹ đạo M. quỹ đạo N.
Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Các chuyển dời có thể xảy ra là từ M về L. từ M về K. từ L và K. Cả A, B, C đều đúng. Hướng dẫn giải: Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích lên mức có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần tức là nhảy từ K lên M. Khi electron đã nhảy lên M rồi thì có xu hướng về các mức thấp hơn (năng lượng thấp thì càng bền vững). Khi đó các chuyển dời có thể xảy ra như hình vẽ Dựa vào hình: M về L, M về K, và L về K.
Các vạch trong dãy Pa-sen thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ ? Vùng hồng ngoại. Vùng tử ngoại. Vùng ánh sáng nhìn thấy. Vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
Các vạch quang phổ trong dãy Lai-man thuộc vùng nào? Vùng hồng ngoại. Vùng tử ngoại. Vùng ánh sáng nhìn thấy. Một vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
Nói về sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô mệnh đề nào sau đây không đúng Dãy Lai-man thuộc vùng hồng ngoại. Dãy Ban-me thuộc vùng tử ngoại và vùng ánh sáng khả kiến. Dãy Pa-sen thuộc vùng hồng ngoại. Dãy Lai-man thuộc vùng tử ngoại.
Biết hằng số Plăng $h = 6,625.10^{-34}$ J.s và độ lớn của điện tích nguyên tố là $1,6.10^{-19}$ C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số $2,571.10^{13}$ Hz. $4,572.10^{14}$ Hz. $3,879.10^{14}$ Hz. $6,542.10^{12}$ Hz. Hướng dẫn giải: Nguyên tử phát ra bức xạ có tần số thỏa mãn \(hf_{12}= E_2-E_1\) \(=> f_{12}= \frac{E_2-E_1}{h}= \frac{-1,514 -(-3,407)}{h}\) \(= \frac{1,893eV}{6,625.10^{-34}}= \frac{1,893.1,6.10^{-19}}{6,625.10^{-34}}= 4,57.10^{14}Hz..\)
Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng 10,2 eV. -10,2 eV. 17 eV. 4 eV. Hướng dẫn giải: Để nguyên tử có thể nhảy lên mức cao hơn thì nguyên tử hấp thụ một phô tôn có năng lượng đúng bằng \(\Delta E = E_{cao}-E_{thap}= -3,4 -(-13,6)= 10,2 eV.\)
Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức - \(\frac{-13,6}{n^2}(eV)\), (n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng bằng 0,435 μm. 0,486 μm. 0,657 μm. 0,410 μm. Hướng dẫn giải: electrong chuyển từ trạng thái dừng n = 3 xuống trạng thái dừng n =2 => nguyên tử hiđrô đã phát ra một năng lượng đúng bằng \(\Delta E = E_{cao}-E_{thap}= -\frac{13,6}{3^2}-(-\frac{13,6}{2^2})= 13,6.(\frac{1}{4}-\frac{1}{9})= 1,89 eV= 1,89.1,6.10^{-19}V.\) Mà \(\Delta E = \frac{hc}{\lambda}=> \lambda = \frac{hc}{\Delta E}= \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{1,89.1,6.10^{-19}}= 6,57.10^{-7}m = 0,657 \mu m.\)