Tổng hợp lý thuyết chuyên đề Mệnh đề và bài tập rèn luyện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho mệnh đề chứa biến \(P\left(x\right)=\)"\(x\in R,x< x^2\) " . Xét tính đúng, sai của các mệnh đề sau:
    • 1) \(P\left(1\right)\).
    • 2) \(P\left(2\right)\)
    • 3) \(\exists x\in R,P\left(x\right)\)
    • 4) \(\forall x\in R,P\left(x\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    1) \(P\left(1\right)=\)" \(1< 1^2\)" là mệnh đề sai.
    2) \(P\left(2\right)=\) " \(2< 2^2\) " là mệnh đề đúng.
    3) " \(\exists x\in R,P\left(x\right)\) " là mệnh đề đúng (do \(P\left(2\right)\) là mệnh đề đúng).
    4) " \(\forall x\in R,P\left(x\right)\) " là mệnh đề sai (do \(P\left(1\right)\) là mệnh đề sai).
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét hai mệnh đề P = " ABC là tam giác vuông " ; Q = " \(AB^2+AC^2=BC^2\)". Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
    • Mệnh đề " \(P\Rightarrow Q\) " được phát biểu thành lời là " Nếu ABC là tam giác vuông thì \(AB^2+AC^2=BC^2\) "
    • Mệnh đề " \(Q\Rightarrow P\) " được phát biểu thành lời là " Nếu \(AB^2+AC^2=BC^2\) thì ABC là tam giác vuông "
    • " \(Q\Rightarrow P\) " là mệnh đề đúng.
    • " \(P\Rightarrow Q\) " là mệnh đề đúng.
    Hướng dẫn giải:

    Nếu tam giác ABC vuông tại B thì không suy ra được \(AB^2+AC^2=BC^2\). Vì vậy " \(P\Rightarrow Q\)" không thể là mệnh đề đúng.
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Xét hai mệnh đề P = " Tam giác ABC có \(\widehat{A}=90^0\) " ; Q = " BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC " . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
    • " Nếu tam giác ABC có \(\widehat{A}=90^0\) thì BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC " là phát biểu thành lời của " \(P\Rightarrow Q\) "
    • " Nếu BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC thì tam giác ABC có \(\widehat{A}=90^0\) " là phát biểu thành lời của " \(Q\Rightarrow P\) "
    • Mệnh đề " \(P\Rightarrow Q\) " đúng.
    • Mệnh đề " \(Q\Rightarrow P\)" đúng.
    Hướng dẫn giải:

    Xét tam giác ABC cân tại A với \(\widehat{A}=120^0\) thì A là góc lớn nhất suy ra BC là cạnh lớn nhất vì vậy " \(Q\Rightarrow P\) " là mệnh đề sai.
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
    • Nếu \(3^{125}\) là số chẵn thì \(\sqrt{5}>4\)
    • Nếu \(3^{125}\) là số chẵn thì \(\sqrt{5}< 4\)
    • Nếu \(\sqrt{5}>4\) thì \(3^{125}\) là số chẵn.
    • Nếu \(\sqrt{5}< 4\) thì \(3^{125}\) là số chẵn.
    Hướng dẫn giải:

    Nhắc lại rằng mệnh đề \(P\Rightarrow Q\) chỉ sai trong trường hợp P đúng và Q sai. Ta thấy \(\sqrt{5}< 4\) đúng , \(3^{125}\) sai nên " Nếu \(\sqrt{5}< 4\) thì \(3^{125}\) là số chẵn " là mệnh đề sai.
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?
    • Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
    • Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
    • Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
    • Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
    Hướng dẫn giải:

    Tổng của hai số lẻ là một số chẵn nên " Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn " là mệnh đề sai.
    Tích của một số chẵn với một số lẻ lại là số chẵn nên " Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn " là mệnh đề sai.
    Tổng của hai số lẻ luôn luôn là số chẵn nên " Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ " là mệnh đề sai.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
    • \(\forall x\in R,\dfrac{1}{x}< 2\Leftrightarrow x>2\)
    • \(\forall x\in R,x>1\Rightarrow\dfrac{2x}{x+1}< 1\)
    • \(\forall x\in R,\dfrac{1}{x+1}< 0\Leftrightarrow x< -1\)
    • \(\exists x\in R,x>1\Rightarrow\dfrac{2x}{x+1}< 1\)
    Hướng dẫn giải:

    Nhớ lại rằng nếu \(a,b\) cùng dấu thì \(\dfrac{a}{b}>0\), nếu \(a,b\) trái dấu thì \(\dfrac{a}{b}< 0\). Do đó \(\dfrac{1}{x+1}< 0\Leftrightarrow x+1< 0\Leftrightarrow x< -1\).
    Vì vậy " \(\forall x\in R,\dfrac{1}{x+1}< 0\Leftrightarrow x< -1\) " là mệnh đề đúng.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?
    • \(\forall n\in N,\) \(n^2\) chẵn khi và chỉ khi \(n\) chẵn.
    • \(\forall n\in N,\) \(n^2\) là bội số của 3 khi và chỉ khi \(n\) là bội số của 3.
    • \(\forall n\in N,\) nếu \(n^2\)chia hết cho 6 thì \(n\) chia hết cho 6.
    • \(\forall n\in N,\) nếu \(n^2\) chia hết cho 9 thì n chia hết cho 9.
    Hướng dẫn giải:

    Mệnh đề " \(\forall n\in N,\) nếu \(n^2\) chia hết cho 9 thì n chia hết cho 9 " sai vì có " \(3^2\) chia hết cho 9" đúng nhưng "3 chia hết cho 9" sai .
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
    • Với mọi số thực x, nếu \(x< -2\) thì \(x^2< 4\)
    • Với mọi số thực x, nếu \(x< -2\) thì \(x^2>4\).
    • Với mọi số thực x, nếu \(x^2< 4\) thì \(x< -2\)
    • Với mọi số thực x, nếu \(x^2>4\) thì \(x>-2\).
    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(x^2-4=\left(x-2\right)\left(x+2\right)\) . Nếu \(x< -2\) thì \(x-2< 0,x+2< 0\) suy ra \(x^2-4=\left(x-2\right)\left(x+2\right)>0\) nên \(x^2>4\). Vì vậy "Với mọi số thực x, nếu \(x< -2\) thì \(x^2>4\) " là mệnh đề đúng.