Hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số góc \(\omega\), tại thời điểm ban đầu độ lệch pha giữa hai dđ là \(\Delta\varphi\). Tại thời điểm t độ lệch ha của hai dao động là : \(\omega t\) \(\Delta\varphi\) \(\omega t-\Delta\varphi\) \(\omega t+\Delta\varphi\)
Xét hai dđ cùng phương, cùng tần số. Biên độ dđ tổng hợp không phụ thuộc vào yếu tố nào? Biên độ dao động thứ nhất Biên độ dao động thứ hai Tần số dao động Độ lệch pha hai dao động
Dao động tắt dần luôn có hại. có biên độ không đổi theo thời gian. luôn có lợi. có biên độ giảm dần theo thời gian. Hướng dẫn giải: Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng? Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động. Hướng dẫn giải: Vì vật dao động theo một trục cố định nên quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. Hướng dẫn giải: Tần số dao động của con lắc đơn: \(f=\dfrac{\omega}{2\pi}=\dfrac{1}{2\pi}.\sqrt{\dfrac{g}{\ell}}\) Càng lên cao gia tốc trọng trường càng giảm nên tần số dao động của con lắc giảm.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học? Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. Hướng dẫn giải: Trong hiện tượng cộng hưởng, lực cản môi trường càng lớn thì biên độ càng nhỏ. Ngược lại, lực cản môi trường càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn, hiện tượng cộng hưởng càng rõ nét.
Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là mgl(1 - cosα). mgl(1 - sinα). mgl(3 - 2cosα). mgl(1 + cosα). Hướng dẫn giải: Ở li độ góc α, độ cao của vật là: \(h=HO=MO-MH=\ell-\ell.\cos\alpha=\ell(1-\cos\alpha)\) Thế năng của vật: \(W_t=mgh=mg\ell(1-\cos\alpha)\)
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng. mà không chịu ngoại lực tác dụng. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. Hướng dẫn giải: Hiện tượng cộng hưởng cơ là một trường hợp đặc biệt của dao động cưỡng bức, khi tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng. Do vậy, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng.
Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần? Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. Hướng dẫn giải: Trong dao động tắt dần thì động năng và thế năng vẫn có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo trạng thái dao động của vật.
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ tăng 2 lần. giảm 2 lần. giảm 4 lần. tăng 4 lần. Hướng dẫn giải: Tần số dao động của con lắc lò xo: \(f=\dfrac{1}{2\pi}.\sqrt{\dfrac{k}{m}}\) Nếu k tăng 2 lần, m giảm đi 8 lần thì biểu thức trong căn tăng 2.8 = 16 lần. Do vậy, tần số tăng \(\sqrt{16}=4\) lần.