Tổng hợp lý thuyết và bài tập chuyên đề Đạo hàm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    1. Định nghĩa đạo hàm

    Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b), x0 ∈ (a;b). Giới hạn hữu hạn (nếu có) của tỉ số $\frac{f(x)-f(x_0))}{x-x_0}$ khi $x → x_0$ được gọi là đạo hàm của hàm số đã cho tại x0, kí hiệu là f'( x0) hay y'( x0). Như vậy: $f'(x) = \lim_{x\rightarrow x_0} \frac{f(x)-f(x_0))}{x-x_0}$.
    Nếu đặt $x - x_0 = ∆x$ và $∆y = f(x_0+∆x) - f(x_0)$ thì ta có $f'(x) = \lim_{\Delta x\rightarrow 0} \frac{\Delta y}{\Delta x}$

    Đại lượng ∆x được gọi là số gia của đối số tại x0 và đại lượng ∆y được gọi là số gia tương ứng của hàm số.
    2. Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa

    Bước 1. Với ∆x là số gia của số đối tại x0 ,tính ∆y = f(x0+∆x)- f(x0);
    Bước 2. Lập tỉ số $\frac{\Delta y}{\Delta x}$
    Bước 3. Tính $\lim_{\Delta x\rightarrow 0} \frac{\Delta y}{\Delta x}$
    Nhận xét: nếu thay $x_0$ bởi x ta có định nghĩa và quy tắc tính đạo hàm của hàm số $y = f(x)$ tại điểm $x ∈ (a;b)$.
    3. Quan hệ giữa tính liên tục và sự tồn tại đạo hàm

    Định lí. Nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm tại $x_0$ thì nó liên tục tại $x_0$.
    Chú ý.
    • Định lí trên tương đương với khẳng định : Nếu y = f(x) gián đoạn tại x0 thì nó không có đạo hàm tại điểm đó.
    • Mệnh đề đảo của định lí không đúng. Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.
    4. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

    Nếu tồn tại, $f'(x_0)$ là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y = f(x)$ tại điểm $M0(x_0;f(x_0))$. Khi đó phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm $M_0(x_0;f(x_0))$ là $y - f(x_0) = f'(x_0)(x-x_0)$
    5. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm

    $v(t) = s'(t)$ là vận tốc tức thời của chuyển động $s = s(t)$ tại thời điểm t.
    6. Các dạng toán cơ bản :

    Loại 1: Tính đạo hàm bằng công thức :

    Ví dụ 1 :
    Tính đạo hàm của hàm số \(f\left(x\right)=\frac{1}{x}\) tại điểm \(x_0=2\)
    Bài giải :
    Giả sử \(\Delta x\) là số gia của đối số tại \(x_0=2\). Ta có :
    \(\Delta y=f\left(2+ \Delta x\right)-f\left(2\right)=\frac{1}{2+\Delta x}-\frac{1}{2}=-\frac{\Delta x}{2\left(2+\Delta x\right)}\)
    \(\frac{\Delta y}{\Delta x}=-\frac{1}{2\left(2+\Delta x\right)}\)
    \(\lim\limits_{\Delta x\rightarrow0}\frac{\Delta y}{\Delta x}=\lim\limits_{\Delta x\rightarrow0}\frac{-1}{2\left(2+\Delta x\right)}=-\frac{1}{4}\)
    Vậy \(f'\left(2\right)=-\frac{1}{4}\)
    Ví dụ 2 : Tính đạo hàm hàm số : \(y=\sqrt{x+\sqrt{x}}+\sqrt{x}\)
    Bài giải :
    Xét hàm số : \(y=\sqrt{x+\sqrt{x}}+\sqrt{x}\) ta có \(y'=\frac{\left(x+\sqrt{x}\right)'}{2\sqrt{x+\sqrt{x}}}+\frac{1}{2\sqrt{x}}=\frac{1+\frac{1}{2\sqrt{x}}}{2\sqrt{x+\sqrt{x}}}+\frac{1}{2\sqrt{x}}\)
    \(=\frac{1+2\sqrt{x}}{4\sqrt{x}\sqrt{x+\sqrt{x}}}+\frac{1}{2\sqrt{x}}=\frac{1+2\sqrt{x}+2\sqrt{x+\sqrt{x}}}{4\sqrt{x}\sqrt{x+\sqrt{x}}}\)
    Loại 2 : Chứng minh các đẳng thức về đạo hàm :

    Ví dụ 1:
    Cho \(y=e^{-x}.\sin x\), chứng minh hệ thức \(y"+2y'+2y=0\)
    Bài giải :
    Ta có \(y'=-e^{-x}.\sin x+e^{-x}.\cos x\)
    \(y"=e^{-x}.\sin x-e^{-x}.\cos x-e^{-x}.\cos x-e^{-x}.\sin x=-2e^{-x}.\cos x\)
    Vậy \(y"+2y'+2y=-2.e^{-x}.\cos x--2.e^{-x}.\sin x+2.e^{-x}.\cos x+2.e^{-x}.\sin x=0\)
    Ví dụ 2 :
    Cho \(y=\frac{1}{2}x^2e^x\),chứng minh hệ thức \(y"-2'+y=e^x\)
    Bài giải :
    Ta có : \(y'=xe^x+\frac{1}{2}x^2e^x\)
    \(y"=e^x+xe^x+xe^x+\frac{1}{2}x^2e^x=e^x+3xe^x+\frac{1}{2}x^2e^x\)
    Khi đó : \(y"+2y'+y=e^x+2xe^x+\frac{1}{2}x^2e^x-x^2e^x+\frac{1}{2}x^2e^x=e^x\)
    Ví dụ 3 : Cho \(y=\sqrt{2x+x^2}\), chứng minh rằng ta có hệ thức \(y^3y"+1=0\)
    Bài giải :
    Ta có : \(y'=\frac{2+2x}{2\sqrt{2x+x^2}}=\frac{1+x}{\sqrt{2x+x^2}}\)
    \(y"=\frac{\sqrt{2x+x^2}-\left(1+x\right)\frac{1+x}{\sqrt{2x+x^2}}}{2x+x^2}=\frac{2x+x^2-\left(1+x\right)^2}{2x+x^2\sqrt{2x+x^2}}=\frac{-1}{2x+x^2\sqrt{2x+x^2}}\)
    Ta có :\(y^3y"+1=\left(2x+x^2\right)\sqrt{2x+x^2}\left(\frac{-1}{\left(2x+x^2\right)\sqrt{2x+x^2}}\right)+1=0\)
    Loại 3 : Phương trình và bất phương trình có đạo hàm

    Ví dụ 1: Cho \(f\left(x\right)=x^3\ln x\), giải phương trình :
    \(f'\left(x\right)-\frac{1}{x}f\left(x\right)=0\) (1)
    Bài giải :
    Ta có \(f\left(x\right)=3x^2\ln x+x^3.\frac{1}{x}=3x^2\ln x+x^2\)
    Vậy (1) \(\Leftrightarrow3x^2\ln x+x^2-x^2\ln x=0\)
    \(\Leftrightarrow2x^2\ln x+x^2=0\)
    \(\Leftrightarrow x^2\left(2\ln x+1\right)=0\) (2)
    Rõ ràng \(x>0\) là điều kiện tồn tại phương trình nên :
    \(\left(2\right)\Leftrightarrow2\ln x+1=0\)
    \(\Leftrightarrow\ln x=-\frac{1}{2}\)
    \(\Leftrightarrow x=\frac{1}{e^{\frac{1}{2}}}=\frac{1}{\sqrt{e}}\)
    Ví dụ 2 :
    Cho \(f\left(x\right)=2x^2\cos^2\frac{x}{2}\) và \(g\left(x\right)=x-x^2\sin x\). Giải phương trình \(f\left(x\right)=g\left(x\right)\) (1)
    Bài giải :
    Ta có : \(f'\left(x\right)=4x\cos^2\frac{x}{2}+2x^2\cos\frac{1}{2}\left(-\frac{1}{2}\sin\frac{x}{2}\right)=4x\cos^2\frac{x}{2}-x^2\sin x\)
    Vậy (1) \(\Leftrightarrow4x\cos^2\frac{x}{2}-x^2\sin x=x-x^2\sin x\)
    \(\Leftrightarrow4x\cos^2\frac{x}{2}=x\)
    \(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\\\cos^2\frac{x}{2}=\frac{1}{4}\end{array}\right.\)\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\\1+\cos x=\frac{1}{2}\end{array}\right.\) \(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\\\cos x=-\frac{1}{2}\end{array}\right.\)\(\Leftrightarrow\left[\begin{array}{nghiempt}x=0\\x=\pm\frac{2\pi}{3}+k2\pi,k\in Z\end{array}\right.\)
    Ví dụ 3 : Cho \(f\left(x\right)=2x^3+12x^2\) và \(g\left(x\right)=9x^2+72x\), giải phương trình \(f'\left(x\right)+g'\left(x\right)\le0\)
    Bài giải :
    Ta có : \(f'\left(x\right)=6x^2+24x\)
    \(g'\left(x\right)=18x+72\)
    Khi đó (1) \(\Leftrightarrow6x^2+24x+18+72\le0\)
    \(\Leftrightarrow x^2+7x+12\le0\)
    \(\Leftrightarrow-4\le x\le-3\)
    Loại 4 : Đạo hàm cấp cao :

    Ví dụ : Cho \(f\left(x\right)=\frac{5x-3}{x^2-3x+2}\); tìm \(f^{\left(n\right)}\left(x\right)\)
    Bài giải :
    Ta hãy tìm A, B sao cho : \(\frac{5x-3}{x^2-3x+2}=\frac{5x-3}{\left(x-1\right)\left(x-2\right)}=\frac{A}{x-1}+\frac{B}{x-2}\) (1)
    Từ (1) ta có \(5x-3=A\left(x-2\right)+B\left(x-1\right)=x\left(A+B\right)-\left(2A+B\right)\)
    \(\Rightarrow\begin{cases}A+B=5\\2A+B=3\end{cases}\) \(\Rightarrow\begin{cases}A=-2\\B=7\end{cases}\)
    Vậy \(f\left(x\right)=\frac{5x-3}{x^2-3x+2}=\frac{-2}{\left(x-1\right)}+\frac{7}{\left(x-2\right)}\)
    \(\Rightarrow f^{\left(n\right)}\left(x\right)=-2\left(\frac{1}{x-1}\right)^{\left(n\right)}+7\left(\frac{1}{x-2}\right)^{\left(n\right)}\)
    Từ ví dụ trên, suy ra :
    \(f^{\left(n\right)}\left(x\right)=7\left(-1\right)^nn!\frac{1}{\left(x-2\right)^{n+1}}-2\left(-1\right)n!\frac{1}{\left(x-1\right)^{n+1}}=\left(-1\right)^nn!\left[\frac{7}{\left(x-2\right)^{n+1}}-\frac{2}{\left(x-1\right)^{n+1}}\right]\)
    Loại 5 : Bài toán sử dụng định nghĩa đạo hàm :

    Ví dụ 1 : Cho hàm số \(f\left(x\right)=\begin{cases}\frac{1-\cos x}{x};x\ne0\\2;x=0\end{cases}\) có tồn tại đạo hàm \(f\left(x\right)\) tại \(x=0\) hay không ?
    Bài giải :
    Ta có : \(\lim\limits_{x\rightarrow0}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow0}\frac{1-\cos x}{x}=\lim\limits_{x\rightarrow0}\frac{2\sin^2\frac{x}{2}}{x}\)
    \(=\lim\limits_{x\rightarrow0}\frac{\sin\frac{x}{2}}{\frac{x}{2}}.\lim\limits_{x\rightarrow0}\sin\frac{x}{2}=1.0=0\)
    Do đó \(\lim\limits_{x\rightarrow0}f\left(x\right)\ne f\left(0\right)\) vậy \(f\left(x\right)\) là hàm số không liên tục tại \(x=0\) suy ra \(f\left(x\right)\) không có đạo hàm tại x = 0 (không thỏa mãn điều kiện cần)
    Ví dụ 2 : Cho hàm số \(f\left(x\right)\) xác định trên R và thỏa mãn.
    \(\left(f\left(x\right)-f\left(y\right)\right)^2\le\left|x-y\right|^3\), mọi \(x,y\in R\)
    Chứng minh rằng hàm số \(f\left(x\right)\) có đạo hàm trên R
    Bài giải :
    Lấy \(x_0\) tùy ý thuộc R. Từ giả thiết ta có :
    \(\left(f\left(x_0+\Delta x\right)-f\left(x_0\right)\right)^2\le\left|x_0+\Delta x-x_0\right|^3\)
    \(\Leftrightarrow\left(\frac{f\left(x_0+\Delta x\right)-f\left(x_0\right)}{\Delta x}\right)^2\le\left|\Delta x\right|\)
    \(\Leftrightarrow-\sqrt{\left|\Delta x\right|}\le\frac{f\left(x_0+\Delta x\right)-f\left(x_0\right)}{\Delta x}\le\sqrt{\left|\Delta x\right|}\)
    Do \(\lim\limits_{\Delta x\rightarrow x}\sqrt{\left|\Delta x\right|}=\lim\limits_{\Delta x\rightarrow x}\left(-\sqrt{\left|\Delta x\right|}\right)=0\) nên theo "nguyên lí kép" ta có
    \(\lim\limits_{\Delta x\rightarrow0}\frac{f\left(x_0+\Delta x\right)-f\left(x_0\right)}{\Delta x}=0\)
    Vậy tồn tại đạo hàm của \(f\left(x\right)\) tại \(x_0\)
    Do \(x_0\) tùy thuộc R nên \(f\left(x\right)\) là hàm số có đạo hàm trên R
    Hơn thế, ta còn có \(f'\left(x\right)=0\) với mọi \(x\in R\)
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2+5x+4\) có đồ thị (P). Tìm phương trình các tiếp tuyến của (P) tại các giao điểm của (P) với trục hoành.
    • \(y=3x-3\) và \(y=-3x+12\)
    • \(y=3x+3\) và \(y=-3x-12\)
    • \(y=2x-3\) và \(y=-2x+3\)
    • \(y=2x+3\) và \(y=-2x-3\)
    Hướng dẫn giải:

    Ta có \(f\left(x\right)=x^2+5x+4\Rightarrow f'\left(x\right)=2x+5\).
    Phương trình hoành độ giao điểm của (P) với trục hoành là \(x^2+5x+4=0\Leftrightarrow x=-1,x=-4\).
    Tiếp tuyến tại điểm có hoành độ \(x=-1\) có phương trình \(y=f'\left(-1\right)\left(x+1\right)=3\left(x+3\right)\) (chú ý rằng đồ thị cắt trục hoành tại \(x=-1\) và \(x=-4\) nên \(f\left(-1\right)=0\) và \(f\left(-4\right)=0\)).
    Cũng vậy, tiếp tuyến tại điểm có hoành độ \(x=-4\) có phương trình \(y=f'\left(-4\right)\left(x+4\right)=-3\left(x+4\right)\).
    Đáp số: \(y=-3x-12\)
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Một đường thẳng (d) cắt đồ thị (P) của hàm số \(y=3x^2-5x+5\) tại \(A\left(2;a\right)\) và \(B\left(b;3\right)\). Tìm hệ số góc của đường thẳng (d).
    • 3 hoặc - 4
    • - 3 hoặc 4
    • 3 hoặc 4
    • - 3 hoặc - 4
    Hướng dẫn giải:

    Từ giả thiết suy ra A(2;a) và B(b;3) có tọa độ thỏa mãn phương trình \(y=3x^2-5x+5\) tức là \(\left\{{}\begin{matrix}a=3.3^2-5.2+5=7\\3=3b^2-5b+5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=7\\b\in\left\{1;\dfrac{2}{3}\right\}\end{matrix}\right.\).
    Đường thẳng d qua A(2;a) và B(b;3) nên có hệ số góc \(k=\dfrac{a-3}{2-b}=\dfrac{4}{2-b}\).
    Với \(b=1\) thì \(k=4\). Với \(b=\dfrac{2}{3}\) thì \(k=\dfrac{4}{2-b}=3\) . Đáp số: 3 hoặc 4.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Cho (P) là đồ thị của hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2-2x+3\). Tiếp tuyến của (P) song song với đường thẳng \(4x-2y+5=0\) là đường thẳng có phương trình nào trong số các phương trình dưới đây:
    • \(y=2x-2\)
    • \(y=2x+2\)
    • \(y=2x-1\)
    • \(y=2x+1\)
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng \(4x-2y+5=0\) có hệ số góc 2 nên tiếp tuyến song song với đường thẳng này cũng phải có hệ số góc 2. Phương trình hoành độ tiếp điểm là \(f'\left(x\right)=2\)
    \(\Leftrightarrow2x-2=2\Leftrightarrow x=2\). Tiếp tuyến song song với \(4x-2y+5=0\) có phương trình \(y=2\left(x-2\right)+f\left(2\right)\Leftrightarrow y=2x-4+3\Leftrightarrow y=2x-1\).
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hàm số \(y=f\left(x\right)=3x^2-2x+5\) có đồ thị là (P) . Đường thẳng nào trong các đường thẳng cho dưới đây là một tiếp tuyến của (P) vuông góc với đường thẳng \(x+4y+1=0\) ?
    • \(y=4x+1\)
    • \(y=4x+2\)
    • \(y=4x-1\)
    • \(y=4x-2\)
    Hướng dẫn giải:

    Đường thẳng \(x+4y+1=0\) có hệ số góc bằng \(-\dfrac{1}{4}\), tiếp tuyến vuông góc với \(x+4y+1=0\) phải có hệ số góc bằng 4.
    Phương trình hoành độ tiếp điểm các tiếp tuyến có hệ số góc bằng 4 là \(f'\left(x\right)=4\Leftrightarrow6x-2=4\Leftrightarrow x=1\). Vì \(f\left(1\right)=6\) nên tiếp tuyến tại điểm có hoành độ \(x=1\) có phương trình là \(y=4\left(x-1\right)+6\Leftrightarrow y=4x+2\)
     
  10. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2-5x-8\) có đồ thị là (P). Đường thẳng \(y=3x+m\) tiếp xúc với (P), tìm tọa độ tiếp điểm.
    • \(\left(4;12\right)\)
    • \(\left(-4;12\right)\)
    • \(\left(-4;-12\right)\)
    • \(\left(4;-12\right)\)
    Hướng dẫn giải:

    Tiếp tuyến \(y=3x+m\) có hệ số góc bằng 3 nên hoành độ tiếp điểm là nghiệm của phương trình \(f'\left(x\right)=3\Leftrightarrow2x-5=3\Leftrightarrow x=4\). Tiếp điểm có hoành độ 4 và có tung độ \(f\left(4\right)=-12\) . Đáp số: \(\left(4;-12\right)\)